Khuyến nghị của WHO về an toàn thực phẩm

(ĐHVO). Hiện nay có nhiều người phải đối mặt với vấn đề sức khỏe đến từ chính nguồn thức ăn hằng ngày. Điều này đã cho thấy rằng đảm bảo nguồn thực phẩm sạch là điều vô cùng quan trọng.

Trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối, thực phẩm có thể dễ dàng bị hư hỏng hoặc nhiễm độc bởi nhiều yếu tố khác nhau. Theo thống kê, trên thế giưới hiện có khoảng hơn 200 loại bệnh khác nhau lây truyền thông qua thực phẩm. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 420 nghìn người chết do ngộ độc thực phẩm hay bị nhiễm độc thông qua các loại thực phẩm hằng ngày, trong đó có khoảng 125 nghìn trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi càng có nguy cơ bị nhiễm độc và mắc các căn bệnh do thực phẩm ô nhiễm gây ra cao.

Những người có tình trạng sức khỏe kém, có các bệnh nền trong người có khả năng nhiễm bệnh nặng và tử vong cao hơn khi ăn phải thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, các đối tượng là trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người già cũng có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khi sử dụng thực phẩm nhiễm độc cao hơn những người khác.

an-toan-thuc-pham

Ảnh minh họa

Hiện nay, thực phẩm được sản xuất và cung cấp theo một chu trình khá phức tạp và gồm nhiều giai đoạn khác nhau như chăn nuôi, giết mổ, thu hoạch, chế biến, lưu trữ và vận chuyển. Do đó, khi tới tay người tiêu dùng, có nhiều nguyên nhân khiến cho thực phẩm bị ô nhiễm. Chính vì vậy, mọi cá nhân tham gia vào chuỗi quy trình sản xuất, phân phối thực phẩm đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực phẩm luôn tươi sạch, không chứa các độc tố gây hại cho sức khỏe con người.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia trên thế giới đang cùng nhau nghiên cứu, làm việc, sử dụng các công nghệ khoa học tiên tiến nhất hiện có nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chính phủ các nước và các cơ quan y tế công cộng, nông nghiệp, giáo dục và thương mại, cần phải hợp tác, trao đổi với nhau, đồng thời kết hợp cùng người tiêu dùng để bảo vệ vấn đề sức khỏe toàn dân liên quan đến an toàn thực phẩm. Để đạt được những kết quả tích cực trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, cần phải có sự cố gắng đến từ cộng đồng địa phương, các nhóm phụ nữ và trường học.

Ngoài ra, người tiêu dùng phải được thông báo đầy đủ về việc tự đảm bảo an toàn thực phẩm. Mọi người nên đưa ra lựa chọn thực phẩm sáng suốt và khôn ngoan, cũng như áp dụng các bước nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đầy đủ trong khi chế biến.

P.a dịch (Theo WHO)


Bài viết liên quan

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

abc

CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

Nguoi khuyet tat Can Tho

Cần Thơ: Triển khai Chương trình Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang