Hội Thảo Về Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Tư Vấn Viên Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

(ĐHVO). Sáng ngày 19/07/2024, tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam, số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, lãnh đạo Cục Phổ Biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư Pháp với chủ trì là hai đồng chí: Lê Vệ Quốc và Ngô Quỳnh Hoa đã tổ chức buổi Hội Thảo về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật cho biết, vấn đề hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa  nói riêng đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu đối với cộng đồng doanh nghiệp bởi những rủi ro pháp lý vẫn luôn tồn tại khi doanh nghiệp tham gia thị trường kinh doanh.

Mở đầu, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng đã báo cáo dẫn về định hướng vai trò, trách nhiệm của mạng lưới tư vấn viên pháp luật trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 41-NQ/TW và Nghị quyết số 66/NQ-CP; thực trạng quản lý, sử dụng đội ngũ này.

Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVV) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật và hỗ trợ DNVV phát triển. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai, hoạt động tư vấn pháp luật cho DNVV vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho đối tượng này.

Để góp phần hoàn thiện hệ thống hỗ trợ pháp lý cho DNVV, việc trao đổi, thảo luận về thực trạng, khó khăn, vướng mắc, tham vấn, lấy ý kiến về một số dự kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP nhu cầu của tư vấn viên pháp luật là vô cùng cần thiết.

 Thực trạng hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.

 Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định hiện hành:

– Tiêu chuẩn, điều kiện của tư vấn viên pháp luật.

– Thủ tục, hồ sơ đăng ký, công nhận tư vấn viên pháp luật.

– Thẩm quyền tiếp nhận, phê duyệt danh sách tư vấn viên pháp luật.

– Việc quản lý, sử dụng tư vấn viên pháp luật.

– Nhu cầu và việc thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng cho tư vấn viên pháp luật.

– Cơ chế, chính sách đối với tư vấn viên pháp luật.

– Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu về văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật.

– Thủ tục, hồ sơ thanh toán chi phí tư vấn pháp luật.

Nhiều ý kiến của các luật sư tại hội thảo cũng cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hạn chế về mặt kinh tế nên khó khăn trong việc thuê luật sư giỏi mà cần phải tìm đến đội ngũ tư vấn viên pháp luật. Tuy nhiên, những tiêu chí để trở thành tư vấn viên pháp luật vẫn còn gò bó, khiến các luật sư trẻ mới ra trường dù muốn cọ xát thực tế vẫn khó có cơ hội trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp rất cao.

Bổ sung nhóm quy định về cơ chế, chính sách đặc thù trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãnh đạo đã đưa ra một số ý kiến như sau:

 Về mục đích, thứ nhất bảo đảm phù hợp với các yêu cầu, chính sách ưu tiên theo Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ; thứ hai cụ thể hóa một số cơ chế, chính sách đặc thù về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc thù.

Về định hướng sửa đổi, bổ sung:

– Bổ sung các nguyên tắc về ưu tiên hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, mở rộng quy mô, doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động xã hội; doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Bổ sung quy định về cơ chế, chính sách đặc thù, cụ thể về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc thù như: ưu tiên về mức hỗ trợ; ưu tiên bố trí nguồn lực…

– Bổ sung các cơ chế phối hợp, hỗ trợ cho các địa bàn có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc thù, thuộc đối tượng ưu tiên để tổ chức các hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về pháp luật cho các đối tượng này…

Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, công nhận, sử dụng và miễn nhiệm mạng lưới tư vấn viên pháp luật; mức chi và thủ tục chi hỗ trợ văn bản tư vấn của đội ngũ tư vấn viên pháp luật.

Về mục đích: Xây dựng phương án quản lý mạng lưới tư vấn viên pháp luật thống nhất, đồng bộ về tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục công nhận mạng lưới tư vấn viên pháp luật nhằm khắc phục thực trạng nhiều bộ, ngành còn lúng túng trong việc xây dựng mạng lưới tư vấn viên pháp luật (hiện chỉ có Bộ Tư pháp và Bộ Công Thương có ban hành danh sách công nhận tư vấn viên). Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc cho cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật; hướng dẫn triển khai hoạt động thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, ưu tiên các địa phương có địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các hình thức tư vấn trực tiếp mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho doanh nghiệp.

Trao đổi về định hướng sửa đổi, bổ sung:

– Thí điểm đổi mới phương án quản lý nhà nước về mạng lưới tư vấn viên pháp luật. Một số phương án đổi mới gồm:  Giao toàn bộ thẩm quyền công nhận, cho thôi, sử dụng đội ngũ tư vấn viên pháp luật về cho UBND cấp tỉnh; thống nhất giao thẩm quyền công nhận, cho thôi tư vấn viên pháp luật trong cả nước cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp sẽ phân quyền quản lý và sử dụng mạng lưới  này cho UBND cấp tỉnh; tiếp tục giao cho các bộ, ngành tiếp tục công nhận, cho thôi và sử dụng tư vấn viên pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý như hiện nay. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp sẽ bổ sung các tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động chung cho đội ngũ này.

– Sửa đổi quy định về chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật theo hướng tăng định mức cho phù hợp, thống nhất với định mức chi phí các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp được quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Sửa đổi quy định về thủ tục, hồ sơ, quy trình thực hiện thanh toán chi phí tư vấn luật theo hướng đơn giản hơn, thuận tiện để doanh nghiệp thụ hưởng kịp thời chính sách hỗ trợ này.

Cuối cùng, sửa đổi bổ sung một số quy định khác :

Để khắc phục một số bất cập về kỹ thuật trong triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Nghị định số 55 nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn và tình hình hiện nay đưa ra những sửa đổi bổ sung như sau:

– Bổ sung một số hình thức hỗ trợ pháp lý mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo đảm tính phù hợp, khả thi, hiệu quả như: Thiết lập và vận hành tổng đài tiếp nhận và xử lý vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…; giao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, phát triển đội ngũ người làm công tác pháp chế cho doanh nghiệp để giới thiệu, cung ứng nhân lực, tăng cường năng lực nội tại chủ động xử lý các vướng mắc pháp lý có liên quan của doanh nghiệp….

– Sửa đổi một số các quy định về xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu pháp luật về bản án, quyết định của tòa án; phán quyết của trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,…

– Bổ sung quy định về thanh tra trong công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phiên Hội thảo diễn ra thành công, tốt đẹp với sự góp mặt của nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, luật sư và nhiều chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Tiếp thu ý kiến của các khách mời tham gia, Hội thảo đã tìm ra những khó khăn thách thức của đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo các quy định  của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Đồng thời lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP , từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên.

PV

Bài viết liên quan

ảnh bìa

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định: Chủ động đón làn sóng đầu tư thông minh, bền vững

Picture1

Việt Nam ghi dấu ấn tại cuộc thi sáng tạo quốc tế với 5 Huy chương Vàng

z6115517695182_84417e626b5285588cd00165f7be6017

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật

z6118109523751_50ea873e738cc425b92e7f950be7ff28

Thái Nguyên: Khám và phát thuốc miễn phí về mắt cho Người khuyết tật

Picture1

Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội chia sẻ kết quả dự án

abc

CHUYỆN NHỮNG CÁI BARIE Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang