Hội thảo tham vấn “Xây dựng các chỉ số đầu ra cho cuộc Điều tra quốc gia về người khuyết tật do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2023”

(ĐHVO). Ngày 06/10/2022, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Thống Kê, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn “Xây dựng các chỉ số đầu ra cho cuộc Điều tra quốc gia về người khuyết tật do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2023 (VDS-2023)”.

Toàn cảnh Hội Thảo

Tham dự Chương trình, đại diện cơ quan Chính phủ và Quốc hội có ông Lê Trung Hiếu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thống kê; bà Phạm Quỳnh Lợi, Vụ trưởng vụ xã hội môi trường; bà Vũ Kim Hoa, Phó cục trưởng, cục Trẻ em, Bộ LĐTB và Xã hội; Ông Tạ Ngọc Trí, Phó vụ trưởng Vụ Giáo Dục Tiểu học; bà Nguyễn Kim Hoa, Giám đôc trung tâm giáo dục đặc biệt Quốc Gia. Về phía tổ chức người khuyết tật có ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Võ Hoàng Yến, Giám đốc trung tâm DRD; bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch hội người mù Việt Nam. Về phía tổ chức Liên hợp quốc có ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện Thường trú UNDP Việt Nam và các đại diện đến từ UNICEF, UNFPA, UNWomnen và ILO.

Ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam phát biểu khai mạc

Ông Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam nhấn mạnh: “Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đã phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) nghiên cứu ba phần: Đánh giá khoảng cách giữa dữ liệu về người khuyết tật cần thiết để theo dõi và đánh giá việc thực hiện Công ước quốc tế về người khuyết tật; Các mục tiêu phát triển bền vững và Dữ liệu thống kê hiện có về người khuyết tật ở Việt Nam; Phát triển các chủ đề chính và một bộ chỉ số đầu ra cho Điều tra về người khuyết tật năm 2023; Ban hành các khuyến nghị về phương pháp luận và nguyên tắc trong việc thực hiện Điều tra về người khuyết tật năm 2023. Trên cơ sở phần trình bày của các đại diện lãnh đạo, chuyên viên một số đơn vị thuộc TCTK, buổi thảo luận sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp liên quan và hy vọng buổi trao đổi sẽ diễn ra một cách sôi nổi, tập trung và hiệu quả”

Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện Thường trú UNDP Việt Nam phát biểu

Đại điện tổ chức Liên Hợp Quốc tham dự và phát biểu, ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện Thường trú UNDP Việt Nam cho biết: “Như chúng ta đã biết, Điều tra Quốc gia đầu tiên về Người khuyết tật đã được triển khai vào năm 2016. Cuộc điều tra này nằm trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012. Năm 2021, UNDP cũng xây dựng năng lực cho các tổ chức của người khuyết tật để lựa chọn các chỉ số giám sát việc thực hiện CRPD ở cấp quốc gia và cấp địa phương trong hai năm tới trên chín lĩnh vực, bao gồm chống phân biệt đối xử (Điều 5), trẻ em khuyết tật ( Điều 7), khả năng tiếp cận (Điều 9), chống mọi hình thức lạm dụng / bạo lực (Điều 16), Quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin (Điều 21).

Mục tiêu của cuộc điều tra nhằm đánh giá tình trạng khuyết tật trong dân số Việt Nam và các điều kiện sống liên quan đến lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và xây dựng chính sách về người khuyết tật (NKT); giám sát và đánh giá việc thực hiện các chính sách và pháp luật về NKT ở Việt Nam, cũng như các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam về NKT.

Xuất phát từ nhu cầu lập pháp, học thuật và thực tiễn nêu trên, Tổng cục Thống kê đã lên kế hoạch khởi động Điều tra quốc gia về người khuyết tật lần thứ hai vào năm 2023 (VDS 2023). Trong giai đoạn lập kế hoạch này, UNDP rất vinh dự được đóng góp vào tính toàn diện và phù hợp của cuộc khảo sát với các tiêu chuẩn quốc tế bằng cách hỗ trợ phát triển một bộ chỉ số đầu ra cho VDS 2023”.

Ông Lê Trung Hiếu Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê phát biểu

Tại chương trình, ông Lê Trung Hiếu, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng: “Điều tra quốc gia về người khuyết tật lần thứ hai (gọi tắt là VDS-2023) đang được TCTK tiến hành các công tác chuẩn bị, bao gồm xây dựng phương án, thiết kê mẫu, phiếu điều tra và các công việc liên quan khác. Dự kiến triển khai điều tra thực địa vào cuối Quý 3, đầu Quý 4 của năm 2023. Cuộc điều tra gồm 3 hợp phần: (1) Điều tra chọn mẫu xác định tỷ lệ người khuyết tật và các chỉ tiêu về người khuyết tật tại hộ gia đình; (2) Rà soát xác định tổng số người khuyết tật đang sống tại các Trung tâm và; (3) Thu thập thông tin về người khuyết tật tại cộng đồng xã phường. Việc xác định được bộ chỉ số đầu ra khuyết tật không chỉ là căn cứ để xác định nội dung và phiếu hỏi điều tra, mà còn là căn cứ để thiết kế bảng biểu số liệu, các chủ đề/ nội dung phân tích và công bố kết quả điều tra phục vụ người dùng tin.

Cuộc điều quốc gia về người khuyết tật VDS-2023 là cuộc điều tra có chủ đề nhạy cảm và nội dung phong phú. Mặc dù không phải là điều tra lần đầu, nhưng vẫn được coi là mới về phương pháp và rất tốn kém. Vì vậy, để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin đầu ra TCTK mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và quý vị trong thời gian tới, đặc biệt trong quá trình thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích các chuyên đề chuyên sâu của cuộc điều tra. Sự giúp đỡ và đồng hành của các bạn sẽ góp phần quan trọng đảm bảo sự thành công của cuộc điều tra này trong năm 2023”.

Cũng tại chương trình, các đại biểu tham dự đã được nghe báo cáo phân tích về các vấn đề như: Một số nội dung cơ bản về Điều tra người khuyết tật năm 2023 và Các chỉ số đề xuất về người khuyết tật; Báo cáo nhu cầu thông tin và đánh giá bộ chỉ số đề xuất 2023. Đồng thời các đại biểu tham dự cùng thảo luận, tham gia góp ý kiến với về các nội dung liên quan nhằm tham vấn đưa vào Dự thảo bộ chỉ số thống kê khuyết tật, qua đó là cơ sở cho thiết kết bảng hỏi, biểu đầu ra, cũng như phân tích số liệu Điều tra Quốc gia về Người khuyết tật năm 2023.

Các đại biểu tham gia hội thảo chụp ảnh kỉ niệm

Phát biểu bế mạc chương trình, Phó Tổng cục trưởng TCTK Lê Trung Hiếu đánh giá cao và cảm ơn các ý kiến tham vấn, góp ý của các đại biểu tham dự. Với các ý kiến tham vấn tại Hội thảo, TCTK sẽ tiếp tục rà soát, cân nhắc hoàn thiện phiếu hỏi và nội dung điều tra trên cơ sở nguồn lực và tính khả thi của các chỉ số. Ông nhấn mạnh rằng, việc xác định được bộ chỉ số đầu ra khuyết tật không chỉ là căn cứ để xác định nội dung và phiếu hỏi điều tra, mà còn là căn cứ để thiết kế bảng biểu số liệu, các chủ đề/nội dung phân tích và công bố kết quả điều tra phục vụ người dùng tin… Do đó, TCTK sẽ có những đánh giá, rà soát phân tổ để đưa ra các chỉ tiêu ưu tiên nhằm hoàn thiện các công việc liên quan tại VDS-23, từ đó đưa ra bức tranh toàn cảnh đầy đủ và toàn hiện nhất về người khuyết tật Việt Nam.

Hà Giang

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang