Hội thảo “Tham vấn kế hoạch giám sát thực hiện Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam”

(ĐHVO). Ngày 30/10 tại Hà Nội, nhằm đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật trên cả nước, Hội thảo “Tham vấn kế hoạch giám sát thực hiện Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Hội thảo “Tham vấn kế hoạch giám sát thực hiện Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam” có sự tham dự của bà Syed, Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam; ông Đặng Văn Thanh, phó Chủ tịch Trường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Risnawati Utami, thành viên Uỷ ban Liên hợp Quốc về Quyền của NKT; bà Đào Thu Hương cán bộ về quyền của NKT – Chương trình phát triển Liên hợp quốc; các đại biểu đại diện các tổ chức hội của/vì NKT cùng các đại biểu khách mời tham dự.


Ông Đặng Văn Thanh, phó Chủ tịch Trường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam phát biểu tại Hội Thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam đánh giá cao về sự hướng dẫn nhiệt tình của Ts. Võ Hoàng Yến là chuyên gia đã hướng dẫn các đại biểu tham dự trong hai ngày tập huấn vừa qua (ngày 28 – 29/10/2020). Kết quả sau 2 buổi tập huấn đã đưa ra bản dự thảo về bộ chỉ số cũng như những kế hoạch để Hội thảo tham vấn thêm ý kiến của các chuyên gia cũng như đại diện của các tổ chức của/vì NKT trên cả nước và các đại biểu tham dự Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

Bên cạnh đó, rất vui mừng khi Hội thảo đã đưa ra được dự thảo bộ chỉ số và kế hoạch giám sát, ông Đặng Văn Thanh nhấn mạnh: “Ngày 28/11/2014 Quốc hội đã thông qua Công ước Quốc tế về quyền của Người khuyết tật, đến nay đã qua 6 năm nhưng chúng ta cũng chưa có một bộ chỉ số giám sát một cách hoàn chỉnh về Công ước. Việc này là vô cùng quan trọng. Quyền của NKT có được đảm bảo hay không là qua bộ giam sát  này!

Đại diện Uỷ ban Liên hợp Quốc về Quyền của NKT bà Risnawati Utami cũng khẳng định vai trò và trách nhiệm giám sát CRPD là vô cùng quan trọng.

Về phía đại diện các tổ chức Hội của NKT cũng giới thiệu những chỉ số đánh giá về bình đẳng và chống phân biệt đối xử, giới thiệu dự thảo kế hoạch giám sát trong lĩnh vực tiếp cận để thực thi CRPD tại Việt Nam. Trong đó các đại diện có nêu rõ: “Yêu cầu về pháp luật hoặc theo luật định để thu thập và công bố dữ liệu phân tách cần theo bộ chỉ số ICF của nhóm washington trong tổng điều tra dân số theo tình trạng khuyết tật giữa các lĩnh vực (sức khỏe, việc làm, giáo dục, bạo lực, tiếp cận công lý, tham gia chính trị,…) bao gồm ví dụ: tỷ lệ nhập học, tỷ lệ có việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, nạn nhân của bạo lực (tất cả các dạng bạo lực), khiếu nại về phân biệt đối xử,… yêu cầu về pháp luật nhằm thiết lập một mốc trên tất cả các chỉ tiêu công trong đó phải thể hiện rõ tỉ lệ của NKT trong lĩnh vực đó để thúc đẩy và bảo vệ quyền của NKT”.

Ngoài ra, bà Đào Thu Hương, cán bộ về quyền của NKT, UNDP Việt Nam cũng nhấn mạnh việc tạo điều kiện cho NKT được tham gia vào các tổ chức trính trị.


Tin tưởng rằng, với những kết quả đã đạt được sau hai buổi tập huấn là bản dự thảo về bộ chỉ số cũng như những kế hoạch giám sát cùng những ý kiến thảo luận, trao đổi, góp ý đầy thiết thực từ những chuyên gia, các tổ chức của và vì NKT cũng như các đại biểu tham dự Hội thảo, Bộ chỉ số và kế hoạch giám sát sẽ được hoàn thiện và là cơ sở để đánh giá việc thực hiện CRPD tại Việt Nam. Qua đó, góp phần thúc đẩy các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung, ban hành những chính sách phù hợp, thiết thực nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho NKT.

Hương Nguyễn

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang