Hè về – Báo động tình trạng đuối nước ở trẻ em

(ĐHVO). Theo ước tính, mỗi ngày ở Việt Nam có tới 06 trẻ em tử vong vì đuối nước. Đây là một con số đáng báo động, cho thấy tất cả chúng ta đều không được chủ quan, lơ là đối với vấn đề này.

Trẻ em thích thú khi được đi tắm suối  – (Ảnh nguồn internet)

Nước ta có đường bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam và mạng lưới hồ đập, sông ngòi dày đặc. Điều này góp phần mang lại chúng ta nhiều thuận lợi về mặt kinh tế, giao thông và du lịch. Tuy nhiên, các vùng mặt nước này cũng là mối nguy hiểm đối với tính mạng trẻ nhỏ, học sinh vào mỗi mùa hè. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Những con số biết nói này đã réo lên hồi chuông cảnh báo về nạn đuối nước ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên khi vui chơi vào những dịp hè.

Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp của con người, làm cho các cơ quan bị thiếu oxy, gây khó thở, đau sau xương ức, thở nhanh, tăng tiết đờm lẫn máu, da tím tái, mất ý thức, co giật khiến các chức năng của cơ thể ngừng hoạt động dẫn tới chết người. Tử vong do đuối nước ở nước ta thường tăng cao vào mùa hè. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng khiến cho nhiều bạn nhỏ tìm đến vui chơi ở những nơi mát mẻ như sông, hồ hay ven biển. Đặc biệt khi tắm mát, thi bơi tự phát không có sự giám sát của người lớn, không sử dụng đồ bảo hộ, không thực hiện các bài tập khởi động…Nhiều trường hợp bị chuột rút hoặc vô tình đi vào những vùng xoáy nước nguy hiểm không có biển cảnh báo và bị đuối nước.

Tai nạn đuối nước rất nguy hiểm với trẻ em – (Ảnh nguồn internet)

Cứ mỗi mùa hè đến, ta lại được nghe, được chứng kiến những cái chết thương tâm do đuối nước của các em nhỏ ở lứa tuổi học sinh. Vậy nhưng, những con số này không những chưa có chiều hướng suy giảm mà vẫn ngày một gia tăng. Thực tế cho thấy, công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh về sự nguy hiểm khi vui chơi ở vùng song nước vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng này cũng có một phần trách nhiệm của các các bậc phụ huynh. Vì mải lo công việc mà nhiều phụ huynh đã không để mắt sát sao con nhỏ, để các em tự do chơi ở những nơi sông nước nguy hiểm.

Để giảm thiểu tình trạng tử vong do đuối nước mỗi khi mùa hè đến, cân phải có sự phối hợp, vào cuộc của cả gia đình, nhà trường, xã hội và mọi người dân. Trước hết, các cơ quan chức năng cần có sự rà soát các vùng sông nước tự nhiên, cắm biển cảnh báo cũng như tuyên truyền về sự nguy hiểm của đuối nước. Tiếp theo,

Nhà trường cần giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh về sự nguy hiểm của sông nước. Bên cạnh đó, các vị phụ huynh cũng cần dành thời gian để bảo ban con cái của mình, nhắc nhở các em không được tùy ý bơi lội ở những nơi không có cảnh báo an toàn, không có người lớn và khi không có đồ bảo hộ…

Xảy ra tử vong do đuối nước là điều hết sức đau lòng và không ai mong muốn. Do đó, tất cả chúng ta đêu phải cùng chung tay để nâng cao nhận thức cộng đồng, góp phần giảm thiểu và ngăn chặn hiệu quả tai nạn này, bắt đầu từ hôm nay./.

 

Nguyễn Nguyệt

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang