Hãy bảo vệ môi trường giống như cách chúng ta bảo vệ nền kinh tế

Trong tự nhiên, mọi thứ đều được kết nối. Điều này cũng đúng với môi trường lành mạnh và nền kinh tế lành mạnh. Chúng ta không thể hy vọng duy trì sự sống mà không cần quan tâm đến thiên nhiên. Và chúng ta cần các nền kinh tế lành mạnh để giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.

Trong mô hình phát triển kinh tế hiện tại của chúng ta, những mục tiêu này đôi khi va chạm và xâm phạm quá nhiều vào tự nhiên. Nhưng thiên nhiên – khí hậu ổn định, nước sạch, rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác – là những gì làm cho ngành công nghiệp có thể phát triển bền vững. Chúng ta không thể có sự phát triển lâu dài nếu không có khí hậu ổn định và một thế giới tự nhiên lành mạnh.

Điểm mấu chốt là khi chúng ta phá hoại thế giới tự nhiên, chúng ta làm hỏng chính mình. Tác động của dấu chân kinh tế đang phát triển của chúng ta đe dọa trực tiếp đến tương lai của chính chúng ta. Theo một số ước tính, hơn 50% dân số thế giới hiện đang sống trong guồng quay đô thị hóa, làm tăng khả năng con người mất liên lạc với thiên nhiên.

Với sự tang them của mực nước biển và tăng nhiệt độ trung bình của trái đất, những vùng đất rộng lớn, thậm chí cả một quốc gia sẽ trở nên không thể là nơi ở được, gây ra sự di cư ồ ạt do khí hậu. Chưa bao giờ việc bảo tồn tự nhiên lại quan trọng đến vậy.

Bước đầu tiên cần thiết là nhận ra rằng chất thải chính là kẻ thù của tự nhiên. Lãng phí thức ăn, năng lượng hoặc vật liệu, sản xuất nhựa là rác thải và là một sự lãng phí, đặc biệt là khi những chất dẻo như nhựa gây ô nhiễm đại dương và các vùng đất. Chỉ cần con người sinh sống và làm việc ở mức độ “Không gây hại” cho tự nhiên, mọi thứ đều sẽ thay đổi đáng ngạc nhiên. Tiêu thụ quá mức và sản xuất không bền vững đã khiến trái đất lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Bao-ve-moi-truong-tu-nhien

Ảnh nguồn: Internet

Vì thế giới tự nhiên và kinh tế được liên kết, các nguyên tắc tương tự áp dụng cho cả hai. Trong thế giới tài chính, chẳng hạn, chúng ta sẽ không sử dụng vốn đến mức cạn kiệt vì điều đó sẽ mang lại sự sụp đổ tài chính. Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên, chúng ta đã thực hiện điều này nhiều lần với trữ lượng thủy hải sản và lâm sản…, trong số nhiều tài nguyên khác – trong một số trường hợp đến mức suy giảm. Chúng ta phải đối xử với thế giới tự nhiên như thế giới kinh tế – bảo vệ vốn tự nhiên để có thể tiếp tục cung cấp lợi ích tốt trong tương lai.

Đây là điều mà các nhà kinh tế có thể đánh giá cao – tầm quan trọng của việc giảm thiểu chất thải, tận dụng hiệu quả và phản ánh chính xác chi phí trong giá cả, bao gồm cả chi phí áp dụng cho toàn bộ tài nguyên chung của chúng ta, môi trường.

Chúng ta có thể thực hiện bước quan trọng để đảm bảo rằng giá năng lượng nhiên liệu hóa thạch không chỉ phản ánh chi phí sản xuất mà còn cả chi phí môi trường – một mức giá đối với carbon và các loại khí nhà kính khác. Chúng ta phải loại bỏ các khoản trợ cấp năng lượng, khuyến khích tiếp tục tìm kiếm nhiên liệu hóa thạch mới hoặc thúc đẩy lạm dụng và lãng phí – gây hại cho cả tự nhiên và con người. Nghiên cứu của IMF đã phát hiện ra rằng, khoản trợ cấp toàn cầu tiềm ẩn từ việc thiếu năng lượng và chi phí môi trường trong năm 2017 là 5,2 nghìn tỷ đô la thật đáng kinh ngạc, tương đương 6,5% GDP thế giới.

Thay đổi bắt đầu ngay bây giờ

Khi nói đến việc duy trì sự cộng sinh quan trọng giữa kinh tế và thế giới tự nhiên, tất cả chúng ta có thể làm nhiều hơn thế – nhiều hơn nữa. Khu vực kinh tế tư nhân có thể ngừng hỗ trợ hoặc trợ cấp cho các ngành công nghiệp và hoạt động gây thiệt hại cho trái đất và thay vào đó đầu tư vào phát triển bền vững. Chính phủ có thể đưa ra các chính sách để chống biến đổi khí hậu và hủy hoại thiên nhiên, ví dụ, thông qua việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch.

Thay đổi phải bắt đầu ngay bây giờ và nó phải được thực hiện từ tất cả chúng ta. Giới trẻ ngày nay hiểu điều này – hãy nghĩ về những người trẻ can đảm như Greta Thunberg và những người khác như cô ấy. Họ đang kêu gọi các thế hệ cũ hành động ngay để đảo ngược quá trình biến đổi khí hậu – bởi vì đó là tương lai của vả nhân loại đang bị đe dọa. Tự nhiên là kiên cường. Chúng ta vẫn có thể đảo ngược một số thiệt hại mà chúng ta đã gây ra trên hành tinh quý giá. Nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Nếu chúng ta không có hành động quyết liệt trong vòng 10 đến 20 năm tới, thiệt hại sẽ vượt qua các điểm tới hạn và không thể đảo ngược được nữa.

Chúng ta phải làm điều đó ngay bây giờ. Vì ai trong chúng ta cũng không muốn đối mặt với sự trách móc gay gắt từ những thế hệ sau của mình: “Bạn biết điều đó đã xảy ra, và bạn chẳng làm gì cả”.

Anh/theo Cnn

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang