Đời sống – Xã hội

Kêu gọi hành động: Xây dựng bộ não, xây dựng tương lai

Bằng chứng rất rõ ràng: Phát triển tuổi thơ phải là ưu tiên toàn cầu và quốc gia. Các chính phủ đã cam kết đạt được các mục tiêu phát triển nhận thức của trẻ em trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Nhưng họ cần đảm bảo cam kết này bằng hành động và đặt sự phát triển trẻ em lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự kinh tế và chính trị.

Kêu gọi hành động: Xây dựng bộ não, xây dựng tương lai Xem thêm »

Hy vọng mới về việc làm cho người khuyết tật

(ĐHVO). Việt Nam chính thức gia nhập Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm và Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật của ILO sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm nói chung, thúc đẩy phát triển hệ thống dịch vụ việc làm cho người khuyết tật theo hướng chuyên nghiệp.

Hy vọng mới về việc làm cho người khuyết tật Xem thêm »

Việt Nam thực hiện 10 chính sách cải tổ ngành y tế

Hội nghị cấp cao về chăm sóc sức khỏe toàn dân trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 ĐHĐ LHQ khai mạc ngày 23/9 tại trụ sở LHQ tại New York với chủ đề “Cùng xây dựng một thế giới khỏe mạnh hơn”. Hội nghị thu hút sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà hoạch định chính sách cũng như nhiều lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực y tế của các nước.

Việt Nam thực hiện 10 chính sách cải tổ ngành y tế Xem thêm »

Cô giáo miệt mài bám bản “gieo chữ” nơi vùng cao biên giới

“Yêu nghề, mến trò”, gần 10 năm đứng trên bục giảng nơi biên giới, cô Nhữ Thị Yến – giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nàn Xỉn (Xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và dành nhiều giải thưởng trong các kì thi.

Cô giáo miệt mài bám bản “gieo chữ” nơi vùng cao biên giới Xem thêm »

Nguyện là đôi chân, ánh mắt của nhau

“Em rất hạnh phúc, chúng em nguyện sẽ là đôi chân, là ánh mắt cho người còn lại. Dẫu biết rằng tương lai phía trước rất khó khăn nhưng em tin, tình yêu của chúng em sẽ đủ lớn để vượt qua tất cả”, cô gái khiếm thị Nguyễn Thị Nhân (SN 1992, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ. Hai số phận thiệt thòi Nhìn bề ngoài, khó ai nhận ra rằng Nguyễn Thị Nhân mắc phải căn bệnh khô giác mạc từ khi mới lọt lòng, đôi mắt em chỉ nhìn thấy khoảng 30%, còn đôi tai thì không nghe rõ. Dường như số phận lại còn thử thách Nhân khi mẹ em không may mất sớm, bố em đi thêm bước nữa và em có thêm nhiều người em cùng cha khác mẹ. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lo lắng mưu sinh cho các em còn nhỏ nên bố cũng không thể dành nhiều thời gian và sự chăm sóc cho Nhân. Dù số phận đã cướp đi của em đôi mắt nhưng bù lại, Nhân là một cô gái rất thông minh, luôn tự ý thức được hoàn cảnh của mình. Không nhìn rõ, cũng không nghe rõ, nhưng em luôn cố gắng tự chăm sóc bản thân và hỗ trợ mọi việc trong nhà. Cách đây hơn một năm, thấy bố và dì vất vả, bản thân cũng đã lớn tuổi, Nhân tìm đến trung tâm khuyết tật Hoa Sen để học nghề may với hi vọng sẽ tự lập, nuôi sống bản thân, không còn phụ thuộc người khác. Và cũng chính từ nơi đây, may mắn đã gúp Nhân tìm được “một nửa” còn lại của mình, đó là anh Lê Công Mạnh (SN 1991, trú xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Ảnh cưới của vợ chồng chị Nhân – anh Mạnh Mạnh sinh ra vốn là người khỏe mạnh. Nhưng vào năm 2013, khi đó đã 22 tuổi, trong một lần đi chở vật liệu về sửa lại căn nhà dột nát cho mẹ, anh không may bị TNGT. Dù may mắn giữ được tính mạng nhưng việc bị chấn thương cột sống khiến đôi chân của anh liệt hoàn toàn. Tuổi trẻ với bao hoài bão của chàng trai khỏe mạnh bỗng chốc tan biến, sau vụ tai nạn anh phải gắn liền với chiếc xe lăn để di chuyển. Cũng từ đó, Mạnh tự ti, sống khép mình, bế tắc, không còn niềm tin vào tương lai. Gia cảnh vốn đã nghèo khó khi cha mẹ chia tay nhau, một mình mẹ anh nuôi 3 đứa con khôn lớn. Nay Mạnh bị TNGT, để có tiền trang trải thuốc men và phẫu thuật cho em, mẹ phải bán hết lợn, gà, vay mượn ngược xuôi để chạy chữa. Thương mẹ một mình tần tảo sớm hôm lại trách bản thân chỉ có thể ngồi một chỗ không làm được gì, Mạnh càng thêm đau khổ, dằn vặt. Năm 2017, sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, Mạnh quyết định tìm đến trung tâm khuyết tật Hoa Sen với hi vọng sẽ tìm được sự đồng cảm trong cuộc sống và hơn hết là để vơi bớt gánh nặng cho gia đình. Quyết định trong lúc bê tắc ấy đã giúp anh không những tìm được một công việc để tự lo cho bản thân mà còn giúp anh gặp được chị Nhân, người sau này cùng anh xây đắp một tình yêu chân thành và một mái ấm gia đình hạnh phúc. Ánh sáng cuối đường hầm Tại trung tâm khuyết tật, từ những người xa lạ, qua trò chuyện, dần dần Mạnh và Nhân đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của nhau. Chưa ai nói ra nhưng dường như hai người đều nhận thấy tình cảm mà người kia dành cho mình. Thấm thoắt thoi đưa, khi cả hai đã thành thạo từng đường kim mũi chỉ trong nghề cắt may, cũng là lúc họ muốn về chung một nhà. Thế nhưng, tình yêu của hai người khuyết tật vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình, bạn bè. Họ nghĩ rằng, cả hai đều khiếm khuyết, anh Mạnh lại bị chấn thương cột sống phải ngồi xe lăn, chị Nhân thì mắt không tỏ, tai cũng không nghe rõ, hai người lại vừa mới học nghề, công việc chưa ổn định thì lấy nhau về chỉ thêm nặng gánh cho nhau. Vợ chồng Nhân – Mạnh chung sống hạnh phúc   Nghe lời khuyên ngăn của hai bên gia đình, nhiều lần anh chị đã định từ bỏ ý định kết hôn. Nhưng rồi cứ xa nhau lại thấy nhớ nhau, cảm thấy cần có nhau, dần dần tình yêu chân thành của đôi bạn trẻ đã thuyết phục được hai bên gia đình. Ngày 26/5, một một đám cưới đặc biệt diễn ra ở chùa Chí Linh (huyện Yên Thành) trong sự chúc phúc của đại diện nhà chùa, hai bên gia đình và đông đảo anh em, bạn bè cùng cảnh ngộ. Hai anh chị chính thức về chung một nhà. Trong hôn trường hôm ấy, hình ảnh cô dâu rạng rỡ trong bộ váy cưới tinh khôi, tay đẩy chú rể trên chiếc xe lăn bước vào khiến những người có mặt xúc động, cảm phục. Yêu và đến được với nhau của những người bình thường vốn đã khó, với anh chị càng khó khăn hơn gấp ngàn lần nhưng cuối cùng anh Mạnh và chị Nhân đã làm được. Gần bốn tháng sau đám cưới, căn phòng trọ của đôi vợ chồng trẻ luôn ngập tràn tiếng cười. Căn nhà trọ này anh chị thuê ở gần trung tâm để tiện sinh hoạt, đi lại làm việc. Hàng ngày, chị Nhân đẩy xe lăn đưa chồng đi làm. Tối đến, họ cùng nhau nấu cơm và giúp nhau làm việc nhà. Những điều giản đơn với nhưng cặp vợ chồng trẻ khác nhưng đối với những người kém may mắn như họ, hạnh phúc lứa đôi thật là một điều lớn lao. Hạnh phúc như nhân lên gấp bội khi mới đây, chị Nhân biết mình đang mang thai đứa con đầu lòng. Trong niềm vui hạnh phúc, chị Nhân chia sẻ: “Em cảm phục và yêu sự nghị lực của anh ấy. Ông trời đã sắp đặt cho em và anh ấy được gặp nhau. Chúng em sẽ cố gắng sống thật tốt để trở thành chỗ dựa cho nhau, yêu thương và cùng vun đắp một mái ấm hạnh phúc”. Ngồi bên cạnh, Mạnh trìu mến nhìn vợ. Ánh mắt em không giấu nổi niềm yêu thương vô hạn và cả niềm tin về cuộc sống của hai vợ chồng. Chỉ  không lâu trước đây thôi, có lẽ đó là điều mà cả Mạnh và Nhân đều không dám nghĩ đến. Bà Nguyễn Thị Nhung, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ khuyết tật Hoa Sen, cho biết: “Hoàn cảnh của Mạnh và Nhân rất khó khăn và đặc biệt. Nhưng chính tình yêu và sự chân thành của hai em đã làm gia đình và mọi người thay đổi suy nghĩ. Tôi rất vui và tin rằng các em sẽ sống hạnh phúc và cùng nhau vượt lên số phận”. Theo Đình Nguyên/ Phunuvietnam.vn

Nguyện là đôi chân, ánh mắt của nhau Xem thêm »

Vợ bệnh não ôm 3 con thơ bất lực nhìn chồng sắp mù

Vốn là lao động chính trong gia đình nhưng anh Châu bỗng nhiên bị mù dần 2 mắt. Người vợ bị bệnh não, mất sức lao động ôm đứa con thơ được mấy tháng tuổi bất lực không có tiền chạy chữa cho chồng. Hai đứa con lớn hơn (đứa đầu mới 8 tuổi) đang bữa học bữa nghỉ vì chưa đủ cái ăn. Cuộc sống của cả 5 con người trong một gia đình đang rơi dần vào ngõ cụt.

Vợ bệnh não ôm 3 con thơ bất lực nhìn chồng sắp mù Xem thêm »

Tặng 220 xe lăn cho người khuyết tật ở Bắc Ninh

Sáng 20-9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng 220 xe lăn cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, đồng thời đánh dấu hành trình 10 năm Samsung giúp đỡ người khuyết tật tại Việt Nam để giúp người khuyết tật giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Tặng 220 xe lăn cho người khuyết tật ở Bắc Ninh Xem thêm »

Lên đầu trang