Đổi mới cách truyền thông, trợ giúp để nhiều người được thụ hưởng

(ĐHVO). Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật (NKT) khó khăn về tài chính đã được triển khai và đạt được những kết quả đáng ghi nhận giúp NKT hòa nhập cộng đồng, đảm bảo quyền và lợi ích của bộ phận người yếu thế. Tuy nhiên, hoạt động TGPl mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, nhiều NKT có khó khăn về tài chính chưa biết đến quyền được TGPL miễn phí hoặc biết nhưng không thể tiếp cận với chính sách này dẫn đến nhiều trường hợp phải chịu thiệt thòi.

Hoạt động truyền thông về pháp luật và TGPL cho nhóm đối tượng này cũng được đẩy mạnh để giúp họ dễ dàng biết quyền được TGPL của mình và tiếp cận với hoạt động TGPL miễn phí. Tuy nhiên, thực tế hoạt động TGPL cho NKT còn tồn đọng nhiều bất cập, vướng mắc. Nhận thức của NKT về quyền được TGPL miễn phí các lĩnh vực như tạo việc làm, bảo hiểm, hôn nhân gia đình, chế độ, chính sách,… còn khá mơ hồ, khiến họ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống.

Nguyên nhân dễ nhận thấy là do hoạt động truyền thông chưa sâu rộng, phương pháp truyền thông chưa linh hoạt, phù hợp với các dạng tật khác nhau nên thông tin chưa đến được với đông đảo NKT. Đối với những người bị các dạng tật phức tạp (như điếc thường đi kèm với câm) và cũng do quanh năm họ chỉ quanh quẩn ở môi trường hạn hẹp, giao tiếp ở mức tối thiểu với người xung quanh cộng với sự mặc cảm, tự ti nên rất khó để giao tiếp, thu thập thông tin giúp đỡ pháp lý cho họ.

Trong khi đó, hoạt động TGPL lưu động chủ yếu đến trung tâm xã, chưa đến được nhiều thôn, bản, vùng sâu, vùng xa. Đối với NKT thì việc đi lại, nghe, nói, tiếp xúc, trao đổi rất khó khăn, vì vậy, họ không thể đến nơi TGPL lưu động, Trung tâm hay Chi nhánh để yêu cầu TGPL trong khi các phương thức TGPL đặc thù dành cho NKT chưa có.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để NKT có khó khăn về tài chính được tiếp cận TGPL miễn phí, việc đẩy mạnh truyền thông là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Trước hết, các Trung tâm TGPL tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các hội của NKT, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh của NKT, sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường phổ biến các quyền của NKT, trong đó có quyền được TGPL miễn phí. Phương thức phổ biến, tuyên tuyền cũng cần được cải tiện, phù hợp, chẳng hạn: Đối với người mù, người không biết chữ: phổ biến, giáo dục pháp luật bằng lời nói: qua băng ghi âm, đài phát thanh…; Đối với người câm điếc: tư vấn và phổ biến giáo dục pháp luật bằng chữ viết (văn bản, tờ gấp pháp luật), bằng hình ảnh… hoặc thông qua người phiên dịch (giáo viên của các trường khuyết tật, người thân trong gia đình…); Đối với NKT là người dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông phải TGPL bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc tờ gấp pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, việc truyền thông pháp luật về NKT cũng cần hướng tới những đối tượng là đông đảo quần chúng nhân dân, bởi lẽ vẫn còn nhiều người dân chưa có nhận thức, thái độ đúng đắn, chưa sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ NKT hòa nhập cộng đồng.

Thiết nghĩ, việc tổ chức TGPL lưu động phải được thực hiện đến tận thôn, bản, tại các tổ chức Hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh của NKT, thậm chí đến từng nhà để tiếp cận trực tiếp với NKT. Có như vậy, nhiều NKT mới có điều kiện để nghe giới thiệu các văn bản pháp luật nói chung và TGPL nói riêng cũng như yêu cầu TGPL và người thân của họ cũng dễ dàng giúp đỡ họ tham dự; phối hợp để đảm bảo quyền lợi.

Đội ngũ công chức văn hóa-xã hội xã, phường, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên TGPL cấp xã cần tăng cường phối hợp theo dõi, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện sống, nhu cầu của NKT, kịp thời tư vấn hỗ trợ họ về mọi mặt, nhất là TGPL miễn phí cho NKT có khó khăn về tài chính.

Ngọc Hải

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang