Đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật

(DHVO). Những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và đã xây dựng nhiều khung khổ pháp lý đảm bản quyền của người khuyết tật. Các bộ, ban ngành, địa phương cũng nỗ lực triển khai các cơ chế, chính sách trợ giúp cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Đảm bảo về việc làm.

Để đảm bảo cuộc sống và chăm sóc cho người khuyết tật, Việt Nam đã ban hành nhiều đề án, chính sách về an sinh xã hội, tạo việc làm, dạy nghề cho người khuyết tật. Nhiều văn bản đã ban hành như Bộ luật Lao động, Luật người khuyết tật… Các văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở triển khai các chính sách đến người khuyết tật tại các địa phương

Luật pháp đã quy định quyền có việc làm của người khuyết tật ở trong Luật người khuyết tật và mới đây nhất là chúng ta đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Những khuôn khổ pháp lý quy định nội dung này chúng ta đang từng bước hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam, giúp cho người khuyết tật có cơ hội tiếp cận toàn diện, đầy đủ về quyền có việc làm, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ cho người khuyết tật được học nghề.

Nhiều chính sách học nghề được ưu tiên cho người khuyết tật, các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật được mọc ra nhằm tạo việc làm, hướng nghiệp cho người khuyết tật có thể tự cải thiện cuộc sống, tạo ra thu nhập nuôi sống được bả thân và không phải dựa dẫm hoàn toàn vào gia đình, cơ quan tổ chức.

Được chăm sóc y tế.

Trong lĩnh vực y tế, hiện nay đã có 100% số người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo của Việt Nam đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nhiều người khuyết tật đã được phục hồi chức năng, được cấp các dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt, như: chân tay giả, xe lăn, xe lắc, xe đạp, máy trợ thính…

Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, nên nhiều người khuyết tật vẫn khó tiếp cận các dịch vụ y tế, nhất là những người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa.

Đảm bảo quyền bình đẳng cho người khuyết tật

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Quyền về học tập giáo dục

Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.


Quyền được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí

Người khuyết tật được tạo điều kiện để hưởng thụ các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật

Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.

Để giúp người khuyết tật vững tin, vượt qua rào cản, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống và hòa nhập tốt với cộng đồng, thiết nghĩ cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về người khuyết tật và các vấn đề liên quan; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật; đồng thời đào tạo, hướng dẫn cho người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin.

Chia sẻ yêu thương, bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Thành Long

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang