Câu chuyện suy ngẫm: Bốn chiếc ghế tại tòa

(DHVO). Câu chuyện mà tôi đang nói đến rất xúc động và đầy cảm hứng, có thể thực sự khiến bạn phải suy ngẫm và nghẹn lời một lúc. Hãy đọc và suy ngẫm nhé các bạn!

(ảnh Internet)

Tôi liếc nhìn đồng hồ, thời gian đã trễ ba mươi phút so với giấy hẹn. Phía ngoài cửa tòa người đứng chờ đông nghịt, già có, trẻ có, trai có, vợ bỏ chồng cũng có. Gương mặt mọi người đều tỏ vẻ khắc khoải, nhẫn nhịn chờ đợi trước “cửa quan”.

“Hai anh em kiện nhau đâu? Vào đi…”

Tôi giật mình nghe Thư ký tòa gọi và cùng bước vào phòng. Cậu thư ký quay quay cái bút, giở mấy tờ hồ sơ nói như ra lệnh: “Ngồi đi”.

Thân chủ tôi kéo ghế ngồi xuống trước, tôi kéo ghế ngồi tiếp theo. Tôi được mời bảo vệ cho vụ việc người anh cho em mượn đất, ông em lừa làm sổ đỏ đứng tên chủ đất và đã bán đi một nửa; còn một nửa cũng không chịu trả anh trai nên đành kéo nhau ra tòa. “Đúng là vô phúc đáo tụng đình” tôi đang lầm bẩm.

“Anh là ai?”-Cậu thư ký hỏi tôi -“mời anh đứng dậy”. Cậu ta chạy ra kéo ghế của tôi cho bị đơn ngồi.

– “Tôi là luật sư của nguyên đơn”- tôi trả lời.

– “Mời anh xuất trình giấy tờ”- giọng cậu thư ký có vẻ khó chịu.

– “Tôi có Đơn mời đề nghị luật sư”- tôi đáp lời

– “Phòng bé quá, anh đứng nhé” – cậu thư ký xẵng giọng

Tôi nhìn góc phòng thấy còn một cái ghế nên tự đi ra lấy và ngồi xuống giữa. Cậu thư ký đưa tờ xác nhận cho bị đơn đã nhận được quyết định của tòa, sau đó đưa Bản tự khai cho cả nguyên đơn và bị đơn dặn về nhà khai để tuần sau nộp. Buổi làm việc sau mười lăm phút kết thúc.

Bước ra khỏi tòa với tâm trạng khó diễn tả vì có 4 chiếc ghế và lời đề nghị luật sư đứng.Thái độ hống hách, cửa quyền của một bộ phận không nhỏ cán bộ quan chức thời nay khi làm việc với nhân dân thế này chăng?. Trên đường từ Mê Linh trở về, tôi cứ suy nghỉ miên man về câu truyện “Đồng hào” có ma của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Quả thật khâm phục nhà văn viết câu chuyện cho mọi thời đại. Câu chuyện về đồng hào dưới chân cái ghế và cán bộ của chúng ta thời nay.

*Ngẫm: Bốn chiếc ghế tại tòa và một người cần phải đứng. Có lẽ người cần phải đứng vì cái lưng quá thẳng nên khó có thể ngồi, chăng!.

LS.ThS. Nguyễn Hồng Thái

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang