Câu chuyện đẹp về chàng trai khuyết tật mắt ở Bến Tre

Ngày xưa nhà mình nghèo lắm, những năm học cấp ba mình được làng SOS tặng học bổng. Giờ đây mình đã có công việc ổn định, muốn dành một chút sức lực nhỏ, kiến thức học ở trường để giúp các em nhỏ nơi đây. Đồng thời, hỗ trợ cô chú trong làng trẻ chăm sóc các em lớn khôn, trưởng thành.

Đó là những chia sẻ từ đáy lòng của chàng trai Nguyễn Minh Luân – 28 tuổi – hiện đang công tác tại Trường Phổ thông Hermann Gmeiner – Bến Tre tâm sự.

Đôi tai thay đôi mắt

luan.jpg

Nguyễn Minh Luân – 28 tuổi – hiện đang công tác tại Trường Phổ thông Hermann Gmeiner. Ảnh NVCC.

Luân sinh ra vốn không may mắn như các bạn của mình khi đôi mắt không được lành lặn với mắt trái bị bong võng mạc không nhìn thấy, mắt phải cận 8 độ. Từ hạn chế của đôi mắt, đã luyện cho Luân một đôi tai nhạy bén với những âm thanh xung quanh cuộc sống của mình. Đặc biệt, Luân rất nhạy cảm với âm thanh của đờn ca tài tử.

Từ đó, Luân đã tự mình mày mò học được đờn ca tài tử. Luân trải lòng: “Nhờ đôi tai nhạy cảm với các âm thanh xung quanh cuộc sống, đã giúp cho Luân tự học được chơi đờn ca tài tử.

“Một phần nữa ông nội em cũng là một nghệ nhân đờn ca tài tử, cả nhà em ai cũng biết hát cải lương bởi vậy nó đã ngấm vào máu của em”, Luân kể.

luan-2(1).jpg

Luân tham gia các hoạt động xã hội. Ảnh NVCC.

Do hạn chế đôi mắt, bởi vậy tuổi thơ của Luân bị các bạn cùng tuổi kỳ thị, trêu chọc. Những lúc như vậy cây đàn chính là bạn tâm giao của Luân.

Dẫu bị khuyết tật về đôi mắt, nhưng Luân học rất giỏi đặc biệt là môn Lịch sử. Những năm học cấp 2 Luân luôn đứng trong đội tuyển đi thi học sinh giỏi của trường để tham dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và huyện.

“Lúc nhỏ, bố mẹ em hay kể chuyện lịch sử cho em, kể các điển tích nữa. Vốn em là người xu hướng truyền thống nên em rất thích môn Lịch sử và em có thể học mãi không chán.

Hồi cấp ba em đi thi học sinh môn Địa lý, nhưng cuốn sách Lịch sử không bài nào mà em không nhớ, đến khi thầy cô hỏi đến bài nào em cũng có thể trả lời được. Cùng nhờ đó, mà em được thầy cô rất yêu quý”, Luân kể.

Trước đó, do mắt của em rất kém nên khi thầy cô viết đề kiểm tra lên bảng thường em rất khó để nhìn, để có bài kiểm tra em thường xin nộp muộn hoặc mượn cô thầy để chép lại sau đó mới làm. “Nhiều thầy cô thấy mắt của em kém nên đã ưu tiên cho ngồi bàn đầu nhưng vẫn không ăn thua”.

luan-3.jpg

Nhưng bằng sự ham học, chịu khó mày mò khắc phục những khó khăn mình gặp phải dẫu là học sinh khuyết tật tốt nghiệp cấp ba, Luân là học sinh thủ khoa của Trường Phổ thông Hermann Gmeiner năm đó. Đồng thời, Luân cũng đậu vào Khoa Lịch sử của Trường ĐH Khoa học và Nhân văn TP. HCM.

Cầm tấm bằng đại học trên tay, Luân trở về quê xin làm thầy giáo. Thế nhưng lúc, trường cấp 3 Luân học ngày trước thiếu nhân viên văn phòng, vì biết Luân là người chịu khó, chăm chỉ, dẫu mang trong mình một khiếm khuyết nhưng Ban giám hiệu vẫn tuyển dụng Luân vào làm trong thời gian chờ tuyển giáo viên.

“Em làm được hai năm thì có đợt tuyển giáo viên, nhưng làm việc, gắn bó với công việc văn phòng tại trường học em cũng yêu nghề bởi vậy em đã quyết định không thay đổi vị trí việc làm nữa”, Luân chia sẻ.

Dẫu bị hạn chế đôi mắt nhưng vẫn đam mê với tình nguyện

Ngày làm việc ở trường, đêm về Luân giành thời gian đến làng trẻ em SOS dạy học miễn phí, tổ chức các hoạt động cho trẻ em ở đây.

luan-4.jpg

Ngoài thời gian giành cho công việc Luân còn hỗ trợ dạy cho trẻ em ở làng trẻ em SOS. Ảnh NVCC.

Luân trải lòng: “Trước đây, khi mình học cấp ba gia đình khó khăn nhờ có sự hỗ trợ học bổng của làng SOS mình mới có thể hoàn thành chương trình học đồng thời, các cô chú đã giúp mình rất tận tình. Giờ đây mình đã trưởng thành, có công việc ổn định mình muốn về đây để hỗ trợ cho các em, các cô chú nơi đây như một lời tri ân, báo đáp.

Không những vậy, Luân cũng chia sẻ thêm: “Tham gia các hoạt động cùng với trẻ em nơi đây mình cảm nhận được rằng có giá trị cho cuộc sống, có ích cho xã hội và quên đi mình đang khuyết tật”.

Bằng những nghị lực, ý chí của mình chàng trai trẻ Minh Luân đã truyền cảm hứng, ý chí, nghị lực đến cho những đứa trẻ bị thiệt thòi sống trong làng SOS.

“Thực sự các em ở đây rất ngoan, chăm chỉ bởi vậy sự quan tâm, tình yêu thương đó chính là động lực để các em học hành, để các em vươn lên không bị tự ti, mặc cảm với những khiếm khuyết mình gặp phải”, Luân trải lòng.

Theo Báo Công lý

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang