Cách để tương tác với người khuyết tật?

(DHVO). Không lấy gì làm lạ khi bạn cảm thấy phân vân lúc trò chuyện hay tương tác với người khuyết tật về mặt thể chất, giác quan hay trí tuệ. Giao tiếp với người khuyết tật sẽ khác với nói chuyện với người bình thường. Tuy nhiên, nếu chưa quen thì có thể bạn lo sợ mình sẽ lỡ nói điều gì xúc phạm hay làm gì sai trong lúc hỗ trợ họ.

Trên hết, bạn cần tỏ ra tôn trọng. Người khuyết tật nên được tôn trọng như những người khác. Chúng ta nên nhìn nhận họ như người bình thường, không phải người tàn tật. Nếu bạn phải “gọi tên” khuyết tật của họ thì nên hỏi trực tiếp xem họ dùng từ gì và sử dụng từ đó. Thông thường, bạn nên tuân theo “quy tắc vàng”: đối xử với người khác theo cách bạn muốn họ đối xử với mình.

  • Đa số người khuyết tật thích đặt “nhân xưng” lên trước, tức là đặt tên hoặc nhân xưng lên trước khuyết tật của họ. Ví dụ, bạn nên nói như sau “em gái anh ấy, người mắc hội chứng đao” thay vì nói “em gái bị đao của anh ấy”.
  • Thêm một vài ví dụ đặt nhân xưng lên trước: “A bị liệt não”, “T nhìn không tốt lắm” hay “B sử dụng xe lăn”, thay vì nói rằng ai đó “bị khuyết tật/tàn tật về thể chất/tinh thần” (những cụm từ này tỏ ý coi thường) bạn có thể nói “cô gái khiếm thị” hoặc “cô gái ngồi trên xe lăn”. Bạn nên tránh sử dụng những cụm từ thông tục nếu có thể. Mặc dù có những người thấy không thoải mái với từ “khuyết tật” thì nhiều người khác lại dùng từ này để miêu tả bản thân họ vì họ cảm thấy mình không tồn tại nếu coi đây là một “từ không hay”, và sự khuyết tật cũng là một phần con người họ. Nếu họ coi bản thân là “người khuyết tật”, hãy hỏi họ xem có cảm thấy thoải mái khi bị gọi thế hay tại sao lại miêu tả bản thân mình như thế. Điều này giúp bạn biết được quan điểm của họ.
  • Bạn cần chú ý cách gọi giữa nhiều người hay nhóm người. Đặc biệt, nhiều người khiếm thính, khiếm thị và tự kỷ không thích đặt nhân xưng lên trước, họ muốn đặt “nhận dạng lên đầu” (chẳng hạn, “A là người tự kỷ”).Một ví dụ khác, đối với người khiếm thính ta hay dùng cụm từ khiếm thính hoặc khả năng nghe không tốt để miêu tả khuyết tật của họ, tuy nhiên cụm từ Khiếm thính (viết hoa chữ cái đầu) dùng để chỉ cộng đồng hay một người trong cộng đồng đó. Nếu vẫn nghi ngờ, bạn chỉ cần lịch sự hỏi người đó cách xưng hô.

Cách tương tác với người khuyết tật

Ảnh minh họa – Nguồn ảnh: Internet

Không dùng biệt danh hay cụm từ xúc phạm một cách tùy tiện. Biệt danh hay tên gọi xúc phạm không phù hợp và nên tránh sử dụng trong khi trò chuyện với người khuyết tật. Nhận dạng một ai đó bằng khuyết tật hay biệt danh xúc phạm (chẳng hạn như “què” hoặc “tật nguyền”) vừa gây tổn thương vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng. Hãy luôn thận trọng trong lời nói, kiểm duyệt ngôn từ nếu cần thiết. Tránh nói những từ như người đần, thiểu năng, què, liệt co cứng, người lùn, v.v. Thận trọng để không nhận dạng ai đó bằng khuyết tật thay vì tên hay vai trò của họ.

  • Khi giới thiệu một người khuyết tật, bạn không nhất thiết phải giới thiệu khuyết tật của họ. Bạn chỉ cần nói “đây là đồng nghiệp của tôi, chị A” không cần nói rằng “đây là đồng nghiệp của tôi, chị A, chị ấy là người khiếm thính.”
  • Nếu bạn sử dụng một cụm từ thông thường như “Tôi phải chạy đây!” với người ngồi xe lăn, đừng xin lỗi. Những cụm từ kiểu này không làm họ tổn thương, nhưng nói xin lỗi tức là bạn tập trung chú ý vào khuyết tật của họ.

Cách tương tác với người khuyết tật

Nguồn ảnh: Internet

Nói chuyện trực tiếp với họ, không thông qua phụ tá hay phiên dịch viên. Người khuyết tật sẽ cảm thấy bực bội khi trò chuyện với người không trực tiếp nói chuyện với họ mà phải thông qua phụ tá hoặc phiên dịch. Tương tự, bạn nên nói chuyện trực tiếp với người ngồi xe lăn chứ đừng nói với người đang đứng cạnh họ. Cơ thể họ khuyết tật nhưng bộ não thì không!  Nếu bạn trò chuyện với người khiếm thính có y tá trợ giúp hay có người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, bạn vẫn nên nói chuyện trực tiếp với người đó.

  • Ngay cả khi người đó không có ngôn ngữ cơ thể cho biết là họ đang lắng nghe (ví dụ người tự kỷ không nhìn thẳng vào bạn), bạn đừng vội kết luận rằng họ không nghe thấy bạn nói gì. Hãy cứ nói chuyện với họ.

Kiên nhẫn và đặt câu hỏi nếu cần. Đẩy nhanh cuộc trò chuyện hay ngắt lời người khuyết tật có thể là cách trò chuyện hấp dẫn, nhưng lại thiếu tôn trọng. Hãy luôn để họ trò chuyện và hành động ở tốc độ của riêng họ, đừng thúc giục họ nói, suy nghĩ hay di chuyển nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bạn không hiểu được vì họ nói quá chậm hoặc quá nhanh, đừng sợ hỏi lại. Hành động tỏ vẻ hiểu được những gì họ nói có thể gây hại hoặc gây lúng túng nếu bạn nghe nhầm, vậy nên hãy kiểm tra lại lần nữa.

  • Một người mắc chứng nói khó có thể khiến người khác khó hiểu khi nói chuyện. Bạn không nên thúc giục họ nói nhanh hơn và nên đề nghị họ nói lại nếu cần.

Nhiều người mất nhiều thời gian để xử lý cuộc hội thoại hay chuyển suy nghĩ thành lời nói (bất kể khả năng trí tuệ thế nào). Vậy nên cuộc trò chuyện có ngắt nghỉ hơi dài cũng là điều bình thường.

TrungKien

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang