3,5 năm ra trường, cô gái khiếm thị được ghi tên tại Văn Miếu

(DHVO). Với một đôi mắt không thể nhìn thấy được gì, nhưng Nguyễn Thị Hồng (chuyên ngành công tác xã hội – Trường đại học Khoa học xã Hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành xuất sắc chương trình học trong thời hạn 3,5 năm và đạt được danh hiệu thủ khoa đầu ra với số điểm tổng tích lũy là 3,71/4.0.

Vốn không phải là một người khiếm thị bẩm sinh, nhưng bước ngoặt năm 14 tuổi đã cướp đi toàn bộ thế giới thơ ấu ngập tràn những gam màu tươi vui của cô bé. Năm 14 tuổi, những cú va đập mạnh đã khiến Hồng bị vỡ mãn cầu, tê liệt toàn bộ dây thần kinh. Vì vậy, Hồng không còn cảm thấy đau nữa. Tuy nhiên, từ đó đôi mắt cứ mờ dần đến khi được đưa đến Bệnh viện thì đôi mắt của cô gần như không còn nhìn thấy gì nữa.

Lúc đầu Hồng vẫn chưa cảm nhận được sự miệt thị của những người xung quanh, nhưng dần dân Hồng bắt đầu cảm thấy rõ sự kỳ thị của mọi người.

Hồng chia sẻ: “ Bước ra ngoài, mọi người nhìn mình như một sinh vật lạ. Họ tò mò theo dõi từng bước chân xem mình đi đứng ra sao, làm việc như thế nào. Chính lúc ấy, mình bắt đầu cảm thấy bản thân bị phân biệt”.

Tình cờ trong một lần nghe đài, cô lắng nghe được câu chuyện của một người đàn ông bị liệt tay chân, ngồi xe lăn nhưng vẫn vui tươi ca hát, đi bán vé số. Người đàn ông này nói trên radio: “Nếu như tôi khóc mà có thể tốt hơn thì tôi sẽ khóc. Còn nếu tôi khóc mà không thể thay đổi được điều gì thì tại sao tôi không cười?”. Chính câu nói đó cứu Hồng thoát ra khỏi bóng đêm cuộc đời.

Ảnh Minh họa- nguồn internet

Sự kiên cường, dũng cảm của cô gái khi quyết định xin gia đình đi học bằng mọi giá, và cuối cùng bố mẹ Hồng đành phải bàn nhau đi tìm trường cho con.

Với ước mơ, hi vọng của mình Hồng đã hoàn thành xong chương trình lớp 12 và đỗ vào trường Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Với thành tích học tập tốt, hồ sơ của Hồng được nhà trường chấp nhận.

Hồng trở thành tân sinh viên với các sinh viên cùng lớp kém Hồng tận 9 tuổi. “Mình khá lớn tuổi, cách suy nghĩ khác xa với các bạn trẻ, rất khó để hòa nhập. Nhưng khi làm quen, hòa nhập được rồi, các bạn nhiệt tình giúp đỡ mình nhiều việc như tìm tài liệu chẳng hạn” – Hồng xúc động chia sẻ.

Đọc giáo trình là một trong những khó khăn lớn nhất với Hồng. Cách giải quyết của Hồng là ghi âm bài giảng của giảng viên, song song việc viết chữ nổi ghi lại những từ khóa quan trọng. Không dừng lại ở việc học trên lớp, Hồng đăng ký học tiếng Anh miễn phí do Tổ chức từ thiện của Úc vì trẻ em Việt Nam mở lớp cho các bạn khiếm thị ở Hà Nội.

Ảnh Minh họa – Nguồn internet

Sau một năm Hồng được nhận vào làm trợ giảng với nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu cho giáo viên nước ngoài cũng như chuẩn bị tài liệu chữ nổi cho học viên. Ở lớp có bạn nào không theo học được chương trình, Hồng còn dành thời gian kèm cho các bạn.

Hồng học “cuốn chiếu” và chỉ sau ba năm rưỡi đã ra trường trước thời hạn. Cô còn xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa đầu ra của khoa xã hội học, á khoa của toàn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn khóa 60.

“Học không bao giờ là muộn, nhất là với người khuyết tật như tôi” – Hồng bộc bạch.

Cô gái khiếm thị có nụ cười rạng rõ nhớ lại giai đoạn khó khăn, giờ đây khi đã hoàn thành chương trình học chỉ mất 3,5 năm và đến giờ là danh hiệu thủ khoa Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

Tại đây, Hồng cũng chia sẻ: “Có những cơ thể không lành lặn nhưng vẫn đem lại điều đẹp đẽ cho cuộc đời”. Và đây cũng là lý do Hồng chọn ngành công tác xã hội với mong ước có thể làm thay đổi suy nghĩ của người khiếm thị.

Theo Báo Tuổi trẻ online – Nam Phương (T/H)

 

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang