Xử lý nặng cá nhân lợi dụng quyền hạn sách nhiễu, vòi tiền người vi phạm

(DHVO). Cán bộ, công chức “vòi” tiền của doanh nghiệp, người dân không phải là tình trạng hiếm nhưng vì nhiều lý do nên doanh nghiệp, người dân chưa dám tố cáo, khiếu nại. Hiện tượng vòi tiền này đặc biệt thường xảy ra trong các lĩnh vực như đất đai, thuế, quản lý thị trường, giao thông, xây dựng…

Những cán bộ, công chức vòi vĩnh, sách nhiễu như thế không những vi phạm pháp luật, đạo đức nghiệp vụ mà còn làm xấu hình ảnh cán bộ, công chức, làm suy giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan công quyền.

Để ngăn chặn tình trạng này, ngày 12/02/2020 vừa rồi, Chính Phủ vừa ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Có hành vi “vòi tiền”, công chức bị buộc thôi việc (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Theo đó, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/03/2020. Riêng những quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Nghị định này như tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

Nghị định này quy định rõ, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, các hình thức kỷ luật được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức sẽ từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và nặng nhất là buộc thôi việc.

Hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc được áp dụng đối với công chức, viên chức có hành vi:

– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Thu Hà

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang