Xử lý hình sự nếu khai báo y tế không trung thực?

Với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là sau ca nhiễm số 17 của Việt Nam về việc khai báo không trung thực với cơ quan y tế đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy,đối với người vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 47, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới như sau:

“Chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới nơi nhập cảnh , xuất cảnh, quá cảnh

Thực hiện khai báo đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo y tế quy định tại Nghị định này; không được làm, sử dụng tờ khai y tế giả mạo.

Chấp hành việc kiểm tra y tế, xử lý y tế của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới”

khai-bao-y-te

Cơ sở y tế tổ chức khai báo trong mùa dịch Covid-19 (Ảnh Internet)

Đối với trường hợp nhẹ thì có thể xử phạt hành chính theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:

Phạt từ 1-2 triệu đồng nếu không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định hoặc từ chối kiểm tra y tế đối với đối tượng phải kiểm dịch y tế; (Điều 12)

Phạt từ 5-10 triệu đồng nếu không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế (Điều 10)

Tuy nhiên, sẽ bị xử lý hình sự nếu người đó gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Theo Điều 240 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:

Phạt từ 50-200 triệu đồng hoặc 1-5 năm tù nếu làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người,

Phạt 5-10 năm tù nếu dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người

Phạt từ 10-12 năm tù nếu dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết từ 02 người trở lên

Như vậy, vì sức khỏe của cộng đồng, mọi người hãy khai báo một cách trung thực với cơ quan y tế để có biện pháp khắc phục và chữa trị kịp thời nếu mắc bệnh truyền nhiễm.

H.Giang

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang