Xóa bỏ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật

(ĐHVO). “Xóa bỏ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật ” – Đó là nội dung được trao đổi, chia sẻ của tọa đàm hội thảo “Xóa bỏ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật” ngày 23/06/2023 được tổ chức bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức Unicef, Đại học Carleton (Canada) và Hội người khuyết tật TP. Hà Nội.


Toàn cảnh buổi tọa đàm

Tham dự hội thảo có sự hiện diện của TS. Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Giáo dục khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD&ĐT; TS. Phạm Thị Hoàn – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ TB&XH); PGS. TS. Nguyễn Xuân Thủy – Đại học Carleton (Canada), Trưởng nhóm nghiên cứu dự án EDID; ông Nguyễn Minh Nhật – Cán bộ giáo dục của Unicef; bà Leigh McCumber – Đại diện lâm thời Đại sứ quán Canada tại Việt Nam; bà Deborah Stienstra – Giám đốc điều hành mạng lưới phụ nữ khuyết tật Canada (tham dự trực tuyến); ông Đặng Văn Thanh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; ThS. Đỗ Thị Huyền – Chủ tịch Hội NKT TP. Hà Nội; cùng đại diện các ban, ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước đã tới tham dự tọa đàm hội thảo.

Phát biểu khai mạc, TS. Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Giáo dục khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bày tỏ vinh dự và hoan nghênh trước sự góp mặt của đông đảo đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nước đã tới tham dự tọa đàm.

Dự án EDID – Liên quốc gia và nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trong bối cảnh của Công ước về Quyền của Người khuyết tật là dự án được nghiên cứu bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Carleton (Canada) do PGS. TS. Nguyễn Xuân Thủy làm trưởng nhóm với thành viên là những người khuyết tật và không khuyết tật tại các tỉnh thành ở Việt Nam.

Phát biểu tại tọa đàm, ThS. Đỗ Thị Huyền – Chủ tịch Hội NKT TP. Hà Nội cho hay, là một trong những đối tác của dự án EDID, hội đã đề xuất nhiều ý tưởng trong việc xây dựng và viết báo cáo nghiên cứu cho dự án, đại diện cho người khuyết tật nói lên tiếng lòng và suy nghĩ, từ đó làm cơ sở để nghiên cứu và đề ra giải pháp xóa bỏ rào cản đối với người khuyết tật nói chung và phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật nói riêng.

ThS. Đỗ Thị Huyền – Chủ tịch Hội NKT TP. Hà Nội chia sẻ tại buổi tọa đàm

Để chia sẻ những kết quả ban đầu trong dự án EDID, PGS. TS. Nguyễn Xuân Thủy – Đại học Carleton (Canada), Trưởng nhóm nghiên cứu cùng ThS. Bùi Thị Thanh Hoa – Nghiên cứu viên độc lập đã điểm ra những phát hiện mới dựa trên bối cảnh toàn cầu và địa phương cùng lịch sử xã hội đặc thù của Việt Nam. Dựa trên những phát hiện thực tiễn này, nhóm đã đề xuất giải pháp và khuyến nghị phù hợp, kịp thời tháo gỡ rào cản trong việc tiếp cận giáo dục, việc làm đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật.

PGS. TS. Nguyễn Xuân Thủy – Đại học Carleton (Canada), Trưởng nhóm nghiên cứu cùng ThS. Bùi Thị Thanh Hoa – Nghiên cứu viên độc lập chia sẻ dự án EDID

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song theo TS. Tạ Ngọc Trí, dự án vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được phải sửa đổi và làm rõ. Theo đó, mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu cần phải xác định rõ ràng hơn, một số thuật ngữ được sử dụng chưa thực sự phù hợp,… Cũng theo các đại biểu tham dự tọa đàm, do nhân lực tham gia dự án còn hạn chế vì cả lý do khách quan và chủ quan, kết quả nghiên cứu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về việc hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật. Ông Trí cũng nhấn mạnh, việc xóa bỏ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật cần phải thực hiện theo lộ trình với chiến lược, bước đi cụ thể và mang tính khả thi…

TS. Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Giáo dục khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD&ĐT đóng góp ý kiến đối với kết quả dự án EDID

Chia sẻ về các chính sách giáo dục đối với người khuyết tật, TS. Tạ Ngọc Trí đã phân tích một số nội dung trọng điểm trong Luật Người khuyết tật 2010. Theo đó, trẻ em khuyết tật được học tập “phù hợp với nhu cầu và khả năng” của mình, được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, có nhiều dạng khuyết tật khác nhau về cả thể chất lẫn trí tuệ, do đó, học sinh khuyết tật phải được thiết kế kế hoạch giáo dục cá nhân một cách riêng biệt, sao cho vừa phù hợp với khả năng của bản thân, vừa đáp ứng nhu cầu học tập hiệu quả của các em.

Bên cạnh đó, các chính sách về việc làm đối với người khuyết tật cũng được các đại biểu tham dự tọa đàm quan tâm. Theo TS. Phạm Thị Hoàn – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ TB&XH, mặc dù đã ban hành nhiều chính sách pháp luật với các quy định mở, một số người khuyết tật tuy đã được tiếp cận với chương trình giáo dục phù hợp nhưng cơ hội việc làm lại không có, tình trạng thất nghiệp hoặc tỷ lệ trái ngành, trái nghề còn cao. Các chính sách pháp luật tuy đã có quy định nhưng khi thực thi lại không thực sự hiệu quả do nhận thức của cộng đồng xã hội chưa cao, sự áp đặt nhận thức về khả năng của người khuyết tật đã có sự chuyển biến nhưng chưa đủ để cộng đồng người khuyết tật được hòa nhập với toàn xã hội.

TS. Phạm Thị Hoàn – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ TB&XH chia sẻ các chính sách pháp luật về việc làm đối với NKT

“Người khuyết tật hoàn toàn có khả năng làm điều tốt đẹp cho xã hội nếu có điều kiện phù hợp và sự quan tâm của xã hội.” – TS. Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh. Với sự tin tưởng này kết hợp cùng những chính sách pháp luật và các giải pháp, kiến nghị do nhóm nghiên cứu dự án EDID đề xuất, hy vọng trong thời gian tới, số lượng người khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, việc làm và những dịch vụ khác sẽ ngày càng chuyển biến tích cực, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng hòa nhập, công bằng, bình đẳng và văn minh.

Một số hình ảnh thực tế:

Nguyễn Khương

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang