Xe buýt cho người khuyết tật và những vấn đề nan giải

(ĐHVO). Theo thống kê, ở Việt Nam người khuyết tật chiếm khoảng 12% dân số. Số người khuyết tật tham gia giao thông là tương đối lớn. Tuy nhiên, quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, cũng như công tác quản lý nhà nước về giao thông cho người khuyết tật trên cả nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng chưa có sự quan tâm đúng mức.

Theo Luật Người khuyết tật năm 2010, phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc giaphù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Đồng thời, người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

Ở Việt Nam, việc phân loại NKT dựa trên quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật. Theo đó các dạng tật bao gồm: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.

– Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận thấy là có khó khăn trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…

– Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật ngôn ngữ): NKT nghe, nói là người có khó khăn đáng kể về nói và/hoặc về đọc viết làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập.

– Khiếm thính: Theo quan điểm y tế (lâm sàng) thì người khiếm thính là những người bị mất hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp.

– Khuyết tật nhìn (khuyết tật thị giác, khiếm thị): Là những người có tật về mắt như: hỏng mắt, không đủ sức nhận biết thế giới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rõ ràng.

Chính sách ưu đãi đối với Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng sẽ được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định chính phủ (Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện, tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định).

Xe buýt tuyến cố định hỗ trợ người khuyết tật

Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về các quyền lợi liên quan đến người khuyết tật khi tham gia giao thông:

Điều 44. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ

1.Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.”

Khoản 1 – Điều 4 Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT quy định về Phương tiện giao thông tiếp cận

2.Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo phương tiện đáp ứng quy chuẩn về giao thông tiếp cận. Số lượng phương tiện giao thông tiếp cận trên từng tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt phải đáp ứng tỷ lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định theo Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

Hiện nay thì NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được đi xe buýt miễn phí (theo Quyết định số 4438/QĐ-UBND:“Miễn phí xe buýt cho thương binh, bệnh binh và người tàn tật theo đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này trên tất cả các tuyến xe buýt nội đô được Thành phố Hà Nội trợ giá, kể cả các tuyến xã hội hóa.”. Theo đó, phạm vi áp dụng, thẻ đi xe buýt miễn phí được sử dụng trên các tuyến xe buýt thuộc mạng lưới xe buýt được thành phố Hà Nội quản lý và trợ giá. Đối tượng áp dụng thẻ xe buýt được cấp miễn phí cho người có công với cách mạng và người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Xe buýt có hàng ghế riêng dành cho người khuyết tật

Tuy nhiên, về hạ tầng vận tải hành khách công cộng thì hầu hết hệ thống điểm dừng, nhà chờ trên các tuyến xe buýt của Hà Nội chưa được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn và yêu cầu của giao thông tiếp cận mà hầu như tận dụng địa thế thực tế của từng vị trí để thiết kế xây dựng điểm dừng, nhà chờ.

Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông sẽ bị xử phạt nếu có các hành vi vi phạm như sau:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;

Sự thiếu hụt về các văn bản pháp quy và cơ chế khuyến khích trong việc mua sắm các phương tiện tiêu chuẩn và đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng vận tải công cộng phù hợp với yêu cầu của giao thông tiếp cận. Đôi khi, người khuyết tật bị mặc cảm, tự ti và cho rằng họ bị phân biệt đối xử trên xe buýt nên không dám đi và phải đi xe ôm.

Hiện nay, trên địa bàn Tp Hà Nội đã hình thành tuyến xe buýt nhanh BRT. Trên xe BRT đều dành chỗ riêng cho người khuyết tật, sử dụng xe lăn. Thế nhưng hạ tầng kỹ thuật của cầu đi bộ kết nối với nhà chờ xe buýt đều có độ dốc cao, không có đường dành cho xe của người khuyết tật. Đây là một thiệt thòi đáng tiếc khiến NKT không có cơ hội đi xe buýt BRT, một phương tiện vận chuyển hành khách được đánh giá tiện ích.

Xe buýt BRT thuận lợi cho người khuyết tật khi tham gia giao thông (Nguồn ảnh: Kinh tế đô thị)

Đối với NKT, nhu cầu đi lại và tham gia giao thông là hết sức cần thiết, bởi đó là một trong những phương tiện để NKT tiếp cận với các cơ hội thông tin, việc làm, vui chơi giải trí, nhu cầu hòa nhập xã hội và phục hồi. Vấn đề quyền người khuyết tật không chỉ là mối quan tâm của một quốc gia mà là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật là vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện và pháp lý.

Thanh Mai

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang