Xây dựng môi trường an toàn để trẻ phát triển toàn diện

Theo thống kê của Sở LĐ-TB và XH, toàn tỉnh hiện có trên 477.800 trẻ em, chiếm 26% dân số; trong đó có 4.884 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ngày 9-3-2021 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 535/QĐ-UBND về “Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030”.

Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB và XH ban hành 30 văn bản các loại hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phối hợp các sở, ngành, đoàn thể liên quan ban hành các kế hoạch hành động; tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền tại cộng đồng và trường học bảo vệ các quyền cơ bản cho trẻ em.

Cô và trò Trường Mầm non Thống Nhất (thành phố Nam Định) trong một giờ học.

Cô và trò Trường Mầm non Thống Nhất (thành phố Nam Định) trong một giờ học.

Theo đó, 100% trẻ em được đăng ký khai sinh đúng theo quy định của pháp luật; 98% trẻ em khuyết tật được trợ giúp, chăm sóc bằng các hình thức khác nhau được phục hồi chức năng, được giáo dục hòa nhập cộng đồng; không có trẻ em nghiện ma túy, trẻ em bị bóc lột, trẻ em di cư, lánh nạn, tị nạn; giảm số trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Tư vấn, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nhóm đối tượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em tàn tật, mở rộng thêm nhóm đối tượng trẻ em khác có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, đồng thời tăng cường hỗ trợ liên quan đến trợ cấp nuôi dưỡng, hỗ trợ học nghề, chăm sóc sức khoẻ, qua đó giúp cho nhiều trẻ em có điều kiện hoà nhập cộng đồng. Duy trì tỷ lệ trẻ em nhập học mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi đạt 98,5% trở lên; tỷ lệ trẻ em nhập học THCS đạt 99,5%. Vận động các doanh nghiệp, các cấp và các tổ chức quốc tế hỗ trợ hàng trăm suất học bổng, quà cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo vượt khó học tốt, trẻ em có nguy cơ bỏ học, góp phần làm giảm tình trạng học sinh thất học.

Năm 2021, trong  điều  kiện  dịch  bệnh  COVID-19  diễn  biến  phức tạp, tỉnh đã tập trung tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền và duy trì  các hoạt động phối  hợp giữa các sở, ngành, đoàn  thể tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em. Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động được 2.455 triệu đồng; trao tặng 415 suất học bổng, 400 suất quà đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tập tốt; tặng 374 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại 10 huyện, thành phố, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh và Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố nhân dịp Tết Trung thu; tặng 45 xe lăn cho trẻ em khuyết tật; 120 áo phao cho trẻ em khó khăn học bơi phòng chống đuối nước; 130 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Năm 2021 đã cấp phát 5.000 bộ sản phẩm truyền thông về phòng chống bạo lực trẻ em, 36 nghìn tờ rơi tuyên truyền hướng dẫn phòng chống đuối nước trẻ em tại gia đình, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền nhân dịp Tháng hành động Vì trẻ em, phát hành tin bài trên hệ thống phát thanh truyền hình, báo viết; Tổ chức 80 cuộc truyền thông tại cộng đồng, tập huấn kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích trẻ em cho gần 4.600 người là cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. Đồng thời, triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em tại tỉnh giai đoạn 2020-2021”.

Đồng chí Vũ Kim Danh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB và XH cho biết: Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là các chương trình mục tiêu còn thấp so với số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên toàn tỉnh. Công tác trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mới chỉ tập trung vào một số thời điểm; việc trợ giúp chưa thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế. Việc rà soát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là cơ sở để thực hiện tốt việc bảo vệ chăm sóc, song hiện nay, hoạt động này của tỉnh mới được thực hiện trên cơ sở theo dõi vào sổ quản lý trẻ em trong gia đình và cập nhật trên cơ sở dữ liệu quản lý trẻ em, nên kết quả chưa đạt yêu cầu. Tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, đặc biệt là trẻ em bị tử vong do đuối nước; trẻ em bị xâm hại vẫn còn xảy ra. Năm 2021, toàn tỉnh có 32.279 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; 753 trẻ em bị tai nạn thương tích (51 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích); 29.030 trẻ em sống trong gia đình nghèo, cận nghèo; 1.450 trẻ em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ; 1.205 trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ đi làm ăn xa; 20 trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 1.768 trẻ em khuyết tật nặng. Năm 2021, toàn tỉnh có 6 trẻ bị mua bán; 15 trẻ bị xâm hại tình dục; 5 trẻ bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bạo lực.

Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND về tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2022. Theo đó, Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 được phát động  từ ngày 1-6 đến ngày 30-6-2022 nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là trong gia đình. Quan tâm, tạo điều kiện, vận động nguồn lực để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và xã hội về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, giúp giảm thiểu tình trạng trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, bóc lột sức lao động, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan, giao lưu cho trẻ em; tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em để tạo nguồn chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xây dựng các công trình phúc lợi, hỗ trợ điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em…

Các sở, ngành, địa phương căn cứ kế hoạch và chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức hiệu quả Tháng hành động Vì trẻ em năm 2022, tạo hiệu ứng truyền thông tích cực trong xã hội, huy động cả cộng đồng tham gia xây dựng môi trường lành mạnh an toàn để trẻ em phát triển toàn diện./.

Theo Báo Nam Định

Bài viết liên quan

Picture1

Xây dựng mạng lưới cộng đồng mạnh để hỗ trợ Người khuyết tật

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang