Xây dựng mộ hình sinh kế dành cho phụ nữ khuyết tật

(DHVO). Phụ nữ KT thường là đối tượng chịu nhiều tác động nhất của nghèo đói do các rào cản về giới. Tỷ lệ nghèo đói, thiếu việc làm… của người KT cao hơn rất nhiều so với người bình thường, trong đó những khó khăn mà phụ nữ KT gặp phải cao ít nhất 3 lần so với nam giới. Họ ít được tiếp cận với những cơ hội phát triển cá nhân, có những hạn chế trong tiếp xúc xã hội, kinh tế, các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông…

Đặc biệt, phụ nữ KT thường gặp nhiều rủi ro, dễ bị lạm dụng lao động và tình dục hơn so với những phụ nữ bình thường, các quyền về sức khoẻ sinh sản của họ ít được quan tâm và đảm bảo… Những khó khăn này cản trở người KT nhất là phụ nữ KT trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng…

Vì vậy, để tăng cơ hội việc làm đối với phụ nữ KT, cần quan tâm đến vấn đề giáo dục, nâng cao học vấn và đào tạo nghề cho phụ nữ KT, đặc biệt là với nhóm phụ nữ KT trẻ tuổi – nhóm có thu nhập bấp bênh nhất, đang học và làm một nghề không được bảo đảm. “Đồng thời, có phương hướng thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong tạo việc làm cho phụ nữ KT.

Sinh kế cho phụ nữ KTẢnh Minh họa- nguồn internet

Xây dựng và phát triển các mô hình sinh kế dành cho phụ nữ KT

Tại các mô hình, phụ nữ KT được giao lưu, chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình trong cuộc sống, công việc, được cung cấp thông tin, kiến thức về quyền của người KT, được tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm… qua đó từng bước giúp chị em xóa bỏ mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống…

Do đó để thực hiện quyền của NKT nói chung, phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật nói riêng, chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với NKT là giải pháp hỗ trợ NKT tiếp cận cơ hội việc làm.

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang