Vượt qua sự mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống

Nằm sâu trong con phố nhỏ của Phường Đồng Quang, Thành Phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên là ngôi nhà của ông Phạm Gia Lộc, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Liên hiệp hội về người khuyết tật (NKT) Việt Nam, thành viên Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội NKT Thành phố Thái Nguyên.

Căn nhà ấm cúng này cũng chính là Văn phòng, nơi sinh hoạt của Hội NKT Thành phố. 63 tuổi đời, gần 20 năm cống hiến cho công tác Hội NKT, nhưng đến tận bây giờ ông vẫn chưa hết trăn trở cho những người cùng cảnh ngộ.

Ông Phạm Gia Lộc (áo xanh) trong buổi nhận xe lăn do đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam tài trợ năm 2017.

Gặp ông vào một ngày hè nóng nực, song với gương mặt thiện cảm, mến khách, câu chuyện về những hoạt động xã hội dành cho NKT trên địa bàn của ông với chúng tôi tưởng chừng khó dứt. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầm ấm như bao gia đình khác, nhưng chỉ sau đợt dịch bệnh bại liệt quái ác năm 1961, một cơn sốt cao đã cướp đi đôi chân của ông, vĩnh viễn không bao giờ vận động trở lại được nữa mà cứ teo tóp dần. Những năm tháng chiến tranh, được gia đình và bạn bè chăm sóc, hỗ trợ, ông cũng đã cố gắng hoàn thành chương trình phổ thông trung học.

Niềm vui nhân kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4 hàng năm.

Thấu hiểu những khó khăn và mặc cảm của NKT gặp phải trong việc hòa nhập cộng đồng, ông đã thầm lặng tự nghiên cứu các văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho NKT. Năm 2002, ông đã mạnh dạn cùng với một số anh chị em thành lập ban vận động, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ NKT bảo vệ quyền lợi của mình và báo cáo với cơ quan cấp trên. Tới năm 2005, được sự đồng ý của lãnh đạo Thành phố Thái Nguyên, Hội NKT Thành phố Thái Nguyên đã chính thức được thành lập, là một trong những tổ chức hội NKT đầu tiên trong cả nước. Từ những ngày đầu chỉ có vài chục hội viên, đến nay Hội NKT Thành phố đã thu hút hàng trăm hội viên (HV) tham gia sinh hoạt, cùng động viên giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.

Lớp tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng mềm cho nhóm NKT nòng cốt” ở Tân Cương, Thịnh Đức, Sông Công Thái Nguyên năm 2016.

Nhiều hoạt động phối hợp với các tổ chức để giúp đỡ NKT như vay vốn tăng gia sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ dạy nghề được triển khai hiệu quả. Phong trào “Chung tay mùa gặt” cùng sinh viên tình nguyện, “Tết yêu thương” được Hội khởi xướng đã duy trì nhiều năm, thu hút không ít sinh viên cũng như các nhà hảo tâm tham gia, kịp thời động viên các HV. Không chỉ quan tâm đến lao động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động văn hóa, thể thao cũng được Hội quan tâm. Hằng năm, nhiều HV tham gia thi đấu các giải văn hóa, thể thao dành cho NKT đều được giải cao, là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho anh chị em HV vượt qua mặc cảm.

Ngay những tháng đầu năm nay, khi cả nước cùng chung tay chống đại dịch Covid-19, ông cũng đã kết nối để HV được hỗ trợ khẩu trang, nước rửa tay kháng khuẩn. Bản thân ông cũng dành 2 tháng trợ cấp ít ỏi của mình trị giá 1.000.000đ ủng hộ phòng chống đại dịch. Ông chia sẻ, dấu ấn nhất trong hoạt động Hội NKT những năm qua phải kể đến việc cùng anh chị em HV lăn lộn, khâu nối với các tổ chức, các nhà tài trợ, tìm tòi và đưa các dự án dành cho NKT về với HV của mình. Có thể kể đến như: Dự án nâng cao năng lực cán bộ Hội, Nâng cao nhận thức của xã hội đối với NKT, dự án hỗ trợ dạy nghề cho NKT… Và niềm vui đã đến với ông cùng Hội NKT Thành phố khi nhiều dự án đã trở thành hiện thực, mang lợi ích về cho cộng đồng NKT trên địa bàn. Cùng với đó là một số dự án về tiếp cận dịch vụ y tế, giao thông, văn hóa ở xã Thịnh Đức, Tân Cương, Phúc Trìu, Quyết Thắng đã giúp cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống cho NKT.

Giao lưu văn nghệ của Hội viên NKT luôn được quan tâm.

Về hoạt động của Hội NKT, ông trải lòng: Hai năm nay, tôi thấy tuổi cũng đã cao, sức khỏe yếu dần, thường xuyên phải đi bệnh viện. Năm nay là năm sẽ tổ chức Đại hội Hội NKT Thành phố theo quy định, tôi đã báo cáo với lãnh đạo cấp trên xin phép nghỉ công tác để bàn giao lại cho thế hệ trẻ kế tiếp. Với 2 khóa tham gia BCH Liên hiệp hội về NKT Việt Nam, 2 khóa tham gia Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ trẻ em của tỉnh, 3 khóa tham gia Chủ tịch Hội NKT của Thành phố Thái Nguyên (từ 2005-2020), sự cố gắng nỗ lực của ông trong công việc đã được các cấp ghi nhận. Nhưng có lẽ với ông, việc tham gia các hoạt động và giúp đỡ được nhiều HV cùng cảnh ngộ vượt khó vươn lên trong cuộc sống, được các HV quý mến là niềm vui, động lực giúp ông luôn sống vui, sống khỏe, tiếp tục là nguồn động viên, khích lệ NKT.

Trò chuyện với chúng tôi, Ông Đoàn Nhật Minh, Phó Chủ tịch Hội NKT Thành phố Thái Nguyên cho biết: Trong cuộc sống, do nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, HV chúng tôi là những người kém may mắn khi bị khuyết đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Nhưng vượt lên trên những hoàn cảnh đó, bằng chính nghị lực và tình yêu cuộc sống chúng tôi đã giúp đỡ nhau vươn lên, khẳng định bản thân mình. Ông Phạm Gia Lộc chính là một trong những tấm gương tiêu biểu của NKT, giàu nghị lực, vượt lên chính mình và đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Đỗ Thị Thìn

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang