Võ sư một chân Tạ Anh Dũng – Tài năng tỏa sáng!

(ĐHVO). Những đường quyền đi bằng một chân – nghị lực của một người vượt qua nghịch cảnh để làm điều không phải ai cũng có thể.

Võ sư Tạ Anh Dũng dạy tại công viên Tao Đàn quận I – (Ảnh nguồn internet)

Bao năm nay, hình tượng này không quá xa lạ với người dân thường đến công viên Tao Đàn quận I  Tp.HCM. Người ta có thể tò mò khi thấy người đàn ông chỉ còn một chân này tập võ và dạy võ cho mọi người xung quanh.

Đây chính là võ sư Tạ Anh Dũng sinh năm 1961 trong một gia đình có truyền thống võ học. Chính vì vậy, khi lên 4 tuổi ông đã được thừa hường năng khiếu võ thuật của cha mình. Nhưng phải đến khi năm 21 tuổi, ông bị tai nạn trên sông trong một chuyến chở củi thuê về Rừng Sác (huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) và bị mất đi một chân, võ sư Tạ Anh Dũng mới thực sự quyết tâm theo đuổi võ truyền thống. Bởi là một người đã phải trải qua nhiều bấp bênh trong cuộc sống nên ông là người có ý chí, nghị lực rất kiên cường. Ngay từ việc sinh hoạt cá nhân không được dễ dàng như người bình thường ông đã phải cố gắng nỗ lực gấp ba gấp bốn lần người khác. Ông là một người cầu toàn, luôn đặt ra tiêu chí khó tính cho chính bản thân mình để không ngừng cố gắng.

Nhiều năm qua, sự nỗ lực của ông đã được đền đáp với danh chuẩn võ sư cấp cao nhất của liên đoàn thế giới về võ cổ truyền Việt Nam. Nhưng sự ghi nhận cao qúy nhất vẫn từ học trò những người tự tìm đến nghĩa cử cao đẹp “tôn sư trọng đạo”. Ở tuổi 60 ông vẫn lên mạng học tiếng Anh để giao tiếp và truyền đạt cho các võ môn nước ngoài, tự hào giới thiệu tinh hoa võ Việt với bạn bè quốc tế.

Võ sư Tạ Anh Dũng dạy tại công viên Tao Đàn quận I – (Ảnh nguồn internet)

Hiện tại, công việc của ông thường bận rộn cả ngày lẫn đêm. Vào buổi sáng võ sư Tạ Anh Dũng ở công viên dạy thêm cho người lớn tuổi quận I, trưa và tối ông dạy tại võ đường của mình nằm tại quận Bình Chánh. Điều đó có lẽ là niềm vui mỗi ngày để ông có thể tiếp thêm động lực đi trên con đường võ thuật của mình. chính vì lý do đó, với ông thái độ sống tích cực dường như là điểm mạnh nhất của mình. Cái hay của ông là mỗi khi luyện tập, võ sư còn tìm cách biến cái khiếm khuyết ở chân thành điểm mạnh, dẫn dụ đối phương rơi vào thế bị động. Ông quan niệm rằng “học võ để rèn sức khỏe, lòng tự tin, bình tâm trước những thay đổi của dòng đời và nghiên cứu những tinh hoa võ học dân tộc” nên ông không dùng võ để “thử”.

Ngoài đam mê luyện và dạy võ ông thường tìm tòi, chế tạo ra các loại binh khí của riêng mình. Mỗi loại đều có nét đặc thù riêng của ông và mang lại thành tích cao trong nhiều cuộc thi đấu. Năm 2019 vừa qua, võ sư đã nhận được 01 HCB tại liên hoan Võ cổ truyền tại Bình Định. Danh tiếng của ông đã không ngừng được biết đến trong nước và cả các bạn quốc tế khi nhắc đến “võ sư một chân” tại Việt Nam.

Hãy cứ hiên ngang đứng giữ cuộc đời – (Ảnh nguồn internet)

Có lẽ cuộc đời luôn cho chúng ta những thử thách nhằm rèn luyện  mỗi còn người có thêm niềm tin và sức mạnh vào cuộc sống. Qua đó, Võ sư Tạ Anh Dũng – tấm gương phi thường của nghị lực muốn truyền đạt một thông điệp với mọi người: “Đối với những người đang tuyệt vọng và không tìm được lối đi riêng thì hãy tin rằng trong cuộc sống, tạo hóa công bằng cho mình cái này sẽ lấy đi cái khác và nó sẽ không cản đường một ai hết”. Vì vậy chúng ta hãy cố gắng vượt lên số phận của cuộc đời mình.

Nguyễn Nguyệt

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang