Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải: Hội thảo kỹ thuật về xây dựng bộ tiêu chí giao thông tiếp cận phổ quát

Toàn cảnh Hội Thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Đến tham dự buổi hội thảo, có ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Vận Tải Bộ Giao Thông Vận Tải; ông Phạm Hoài Chung – Giám đốc Trung Tâm phát triển Giao thông đô thị và nông thôn; ông Nguyễn Hồng Trường – Vụ Vận Tải bộ Giao Thông Vận Tải, ông Lê Trần Phong – Phó phòng quản lý Khoa Học Công Nghệ của Sở Khoa Học Công Nghệ Hà Nội; bà Dương Thị Vân – Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP. Hà Nội; ông Đỗ Huy Hùng – Phó Trưởng ban Truyền thông Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Nguyễn Thị Hồng Huế – Đại diện cho Trung tâm Hành động vì sự Phát triển cộng đồng (ACDC) cũng là đơn vị hợp tác chính với Trung tâm Phát triển giao thông đô thị và nông thôn trong việc xây dựng Bộ Tiêu chí.

Chia sẻ tại buổi Hội thảo, Bộ phận kỹ thuật xây dựng Bộ Tiêu chí đã có các bài trình bày kinh nghiệm về giao thông tiếp cận một số nước trên thế giới – Bài học cho Việt Nam; bài trình bày đánh giá thực trạng giao thông tiếp cận tại một số địa phương và công tác nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông tiếp cận và bài trình bày đề xuất bộ tiêu chí giao thông tiếp cận phổ quát đối với phương thức vận tải đường bộ.

Đây buổi họp kỹ thuật lần 2 do Trung tâm Phát triển giao thông đô thị và nông thôn – Đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng Bộ Tiêu chí tổ chức, với mong muốn các đại biểu tham dự là các chuyên gia có thêm những ý kiến đóng góp cho Bộ Tiêu chí hướng đến mục đích xây dựng Bộ Tiêu chí là công cụ đánh giá thực trạng hệ thống giao thông tiếp cận phổ quát; là công cụ xác định mức độ, khả năng tiếp cận của hệ thống giao thông tại thời điểm đánh giá để từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện; là công cụ để định hướng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định các vấn đề ưu tiên để cải thiện tình trạng mức độ tiếp cận giao thông cho mọi người trong đó có người khuyết tật; cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, xây dựng kế hoạch phát triển giao thông tiếp cận phổ quát; làm căn cứ đánh giá, xếp loại các địa phương về mức độ tiếp cận giao thông phổ quát.

Bên cạnh đó, nhóm kỹ thuật chủ trì xây dựng Bộ Tiêu chí cũng đưa ra 3 nhóm tiêu chí chính về kết cấu hạ tầng giao thông công cộng, nhóm tiêu chí về phương tiện giao thông công cộng và nhóm tiêu chí về chính sách và dịch vụ công cộng để các đại biểu cùng góp ý và cho ý kiến về việc ưu tiên nhóm tiêu chí nào trước, nhóm tiêu chí nào sau theo từng giai đoạn, lộ trình cụ thể, phù hợp với mức kinh phí được đầu tư và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sau khi nghe các bài trình bày của nhóm kỹ thuật xây dựng Bộ Tiêu chí cùng các kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển, trong khu vực có điều kiện tương đồng như Việt Nam: Singapor, Nhật, Mỹ, Châu Âu… các đại biểu đã trao đổi ý kiến một cách sôi nổi, đưa ra nhiều ý kiến góp ý thiết thực, các giải pháp tốt trong việc tháo các vấn đề vướng mắc về các công trình giao thông đối với người khuyết tật. Trong đó, việc hướng đến xây dựng một cuốn Sổ tay Thiết kế công trình giao thông tiếp cận phổ quát cho tất cả mọi người trong đó có người khuyết tật vừa tạo điều kiện để xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, thống nhất, đảm bảo đúng yêu cầu tiếp cận cho tất cả mọi người vừa thuận lợi cho việc giám sát được các đại biểu đánh giá rất cao.

Ông Phạm Hoài Chung phát biểu tại buổi Hội thảo

Theo ông Phạm Hoài Chung: “Để có thể tạo ra được Sổ thay thiết kế công trình giao thông tiếp cận thì việc đầu tiên cần phải thực hiện là xây dựng bộ tiêu chí giao thông tiếp cận phổ quát”. Ông Chung cũng cho biết “Bộ tiêu chí giao thông tiếp cận phổ quát là các nội dung, yêu cầu mà các địa phương sử dụng để đánh giá mức độ tiếp cận với giao thông, từ đó đưa ra kế hoạch, phương án tác động vào hệ thống giao trên địa phương mình quản lý để đạt được các quy định đã đặt ra.”

Bên cạnh đó, việc xây dựng được bộ tiêu chí giao thông tiếp cận cần phải học hỏi ở một số nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Úc,… Đây là các nước đi đầu, có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình tiếp cận dành cho người khuyết tật. Ngoài ra, cũng cần khảo sát ở các tỉnh, thành phố khác nhau để có thể xây dựng bộ tiêu chuẩn giao thông tiếp cận 1 cách phù hợp với điều kiện của từng tình, thành phố – Ông Chung nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng  – Phó Vụ trưởng Vụ Vận Tải của Bộ Giao Thông Vận Tải phát biểu tại hội thảo

Đánh giá cao sự nỗ lực của nhóm kỹ thuật xây dựng Bộ Tiêu chí, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Vận Tải của Bộ Giao Thông Vận Tải chúc mừng nhóm kỹ thuật xây dựng Bộ Tiêu chí đã đi được hơn ½ chặng đường. Ông Dũng tin tưởng rằng sau 2 buổi họp kỹ thuật nữa theo kế hoạch, Bộ Tiêu chí sẽ có được bản hoàn chỉnh để có thể lấy ý kiến tham vấn lần cuối, sau đó hoàn thiện và trình ban hành.

Kết thúc buổi Hội Thảo, thay mặt Trung Tâm phát triển Giao thông đô thị và nông thôn, ông Phạm Hoài Chung đã tổng kết lại các ý kiến đóng góp của các đại biểu, tiếp thu và nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với Bộ tiêu Chí. Ông Chung cũng hy vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất là các ý kiến phản biện, trải chiều nhiều hơn nữa thông qua các buổi Hội thảo như thế này cũng như mong muốn các đại biểu là những chuyên gia tiếp tục đồng hành trong việc xây dựng và hoàn thiện Bộ Tiêu chí.

Kenbi

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang