Vỉa hè phải dành đủ chỗ cho người đi bộ

Một trong các kỹ năng chúng ta thường dạy cho trẻ em để “phòng tránh thương tật” là bắt buộc phải đi bộ trên vỉa hè. Nhưng trên thực tế nhiều tuyến phố vỉa hè không còn chỗ để đi bộ mà bị chiếm dụng cho rất nhiều mục đích: Kinh doanh hoặc bị chiếm hết không gian bởi cây to với rễ nổi; sửa chữa các công trình điện, thoát nước; đặt các

Vỉa hè bị chiếm dụng không còn chỗ cho người đi bộ

công trình công cộng như nhà chờ xe buýt, ki ốt tạm… Bắt buộc người đi bộ dưới lòng đường, tức là đi vào “phần đường xe chạy”, không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn luôn phải đối mặt với những khó khăn, nguy cơ, rủi ro tai nạn cao, nhất là đối với người khuyết tật như người khiếm thị, người đi xe lăn, người già…

Từ lâu, nước ta cũng có “văn hoá cà phê vỉa hè” tương tự như ở Pháp, Châu Âu. Và tại nhiều nước trên thế giới họ cũng cho kinh doanh trên hè phố thu phí ví dụ cho mở quán ăn kê bàn ghế ngay trên hè phố, tại những phố có vỉa hè rộng, còn những phố vỉa hè hẹp thì phạt nặng chiếm dụng và cưỡng chế ngay khi vi phạm.

Tại các thành phố lớn của nước ta, hiện chỉ một số tuyến phố nhất định, vỉa hè được giữ nguyên mục đích ban đầu của nó là dành cho người đi bộ, còn phần lớn các tuyến phố khác bị sử dụng cho vô số mục đích khác nhau: Trông xe máy, bán hàng, quán ăn, quán cà phê… và dường như chưa được quản lý thống nhất trên toàn thành phố. Vì, một số  nơi vỉa hè hẹp thì bị chiếm dụng không còn chỗ cho người đi bộ, nhiều nơi vỉa hè rộng thì chưa được khai thác hiệu quả. Cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần thực hiện các chiến dịch: “Đường thông hè thoáng” hay “lấy lại vỉa hè cho người đi bộ” nhưng sau một thời gian ngắn có khi lại đâu vào đấy. Nguyên nhân có thể do chính sách quản lý chưa hợp lý, giải pháp chưa toàn diện…

Thực tiễn trên cho thấy sự cần thiết của việc UBND các thành phố cần ban hành “quy hoạch vỉa hè” cho từng tuyến phố cụ thể với sự tham gia của ngành Giao thông Vận tải, UBND các quận, UBND các phường thậm chí nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc tham gia ý kiến cho từng đoạn phố hoặc giao cho từng quận làm quy hoạch trình UBND Thành phố phê duyệt còn có thể rút ngắn thời gian làm quy hoạch. Theo đó, có thể nghiên cứu các vấn đề thực tiễn đặt ra:

– Từng cây lớn trên hè hẹp cũng xem xét có cần thiết giữ hay chuyển chỗ.

– Vật liệu lát vỉa hè phải phù hợp, dễ sửa chữa công trình ngầm, thoát nước nhanh.

– Nghiên cứu các vị trí  trồng cây, để bồn hoa hay thùng rác cần phải xem xét kỹ càng.

– Vỉa hè rộng dưới 2m không trồng cây quá to, không được chiếm dụng vì bất cứ lý do gì, nếu có cây lớn phải chuyển sang phố có hè đủ rộng.

– Vỉa hè rộng từ 4m trở lên có thể cho phép kinh doanh, quy hoạch trồng cây lớn, nhưng vẫn phải dành riêng tối thiểu 1.5m cho người đi bộ.

Sau khi có quy hoạch, mọi vi phạm lấn chiếm sẽ phạt nguội bằng Camera giám sát được lắp trên tất cả các tuyến phố hoặc có lực lượng thường trực đảm bảo chống lấn chiếm.

Về cơ chế tài chính thực hiện: Các thành phố nên phân quyền, khoán trách nhiệm cho các quận, phường để thu phí những tuyến phố có vỉa hè lớn, lấy kinh phí đó để phục vụ cho công tác cưỡng chế việc chiếm dụng vỉa hè. Đồng thời cũng không nên đặt nặng mục tiêu thu tiền thuê cho ngân sách mặc dù việc chống lấn chiếm hè có thể tốn kinh phí, sức lực vượt quá số tiền thu được nhiều lần nhưng cần xác định mục tiêu phải giữ thông thoáng cho người đi bộ 24h/7 mới là quan trọng. Trong đó, cần chú trọng bồi dưỡng cả về nghiệp vụ lẫn phụ cấp kinh phí cho lực lượng giải tỏa lấn chiếm xứng công sức, trách nhiệm của họ.

Mong rằng các thành phố lớn sớm xem xét quy hoạch vỉa hè – một câu  chuyện tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, luôn là vấn đề thời sự nóng được người dân quan tâm theo dõi. Bởi, người dân vẫn luôn tin rằng với sự vào cuộc của các ban, ngành thì vấn đề khó đến đâu cũng được giải quyết. người dân cũng sẽ yên tâm khi đi bộ nhất là đối với nhóm đối tượng như trẻ em, người già, người khuyết tật. Do đó, việc quản lý cần thực chất, đảm bảo tất cả các vỉa hè các tuyến phố người dân có thể đi bộ, không phải đi dưới “phần đường xe chạy” để “phòng tránh thương tích” cũng như đảm bảo an toàn cho mọi người; tránh gây ra những thiệt hại về người và của…

Box:

Nhiều nơi thi công vỉa hè có làn dành riêng cho Người khiếm thị nhưng lại để ô tô đỗ không những gây phản cảm mà còn gây ra những bất tiện, khó khăn cho họ; nhiều vỉa hè bị lấn chiếm, sửa sang kéo dài, chưa hợp lý không đảm bảo để NKT và các nhóm đối tượng có thể thuận tiện sử dụng cũng là vẫn đề cần được quan tâm và có hướng giải quyết. Bởi trên thực tế, với những chính sách tương đối đầy đủ cùng những quy định của pháp luật hiện nay đã tạo hành lang thuận lợi để NKT ngày càng tham gia sâu rộng vào các hoạt động của xã hội. Chính vì vậy, một trong những động lực thúc đẩy NKT hòa nhập bình đẳng đầy đủ vào cộng đồng xã hội chính là khả năng tiếp cận giao thông và trong đó vỉa hè là một trong những nội dung quan trọng cần sớm được quan tâm, đầu tư và thực hiện hiệu quả.

 

Huy Hà

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang