Vấn nạn Bạo lực học đường – Nguyên nhân và giải pháp hạn chế

(DHVO) Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).

Nguyên nhân và giải pháp phòng chống bạo lực học đường

(Ảnh: Nguồn Internet)

Hằng ngày, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, không hiếm để chúng ta thấy các clip đánh nhau. Các thông tin bạo lực học đường  trong đó có nhiều nhóm học sinh nữ đánh nhau gây rứng động dư luận. Vietnamnet.vn đưa tin vụ việc nữ sinh ở Hưng Yên  bị 05 học sinh nữ khác lột đồ, đánh hội đồng, quay clip và tung lên mạng vào ngày 22/3/2019. Gần đây hơn, ngày 22/10, nữ sinh ở thành phố Hồ Chí Minh bị  bị nhóm nữ sinh đánh vào mặt, dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu, và bị kéo lê trên đường và bị quay clip phát tán trên mạng xã hội . Trong các vụ việc đau long trên, điểm chung là các nạn nhân không dám chia sẻ với người thân, thầy cô hay bạn bè. Các vụ việc chỉ được phát hiện khi các Clip được phát tán rộng rãi trên mạng xã hội. Bạo lực học đường để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sức khỏe, tâm sinh lý của những nạn nhân của các vụ bạo lực học đường.

Các bậc phụ huynh có con em đang ở độ tuổi đến trường không khỏi lo lắng về “vấn nạn” bạo lực học đường. Đặc biệt, đối với những phụ huynh của trẻ ở độ tuổi thành niên, từ 12 đến 17 tuổi, độ tuổi đang có những thay đổi khác biệt về tâm, sinh lý.

Nguyên nhân của bạo lực học đường

Theo Thạc sỹ Vũ Thị Lan Anh nêu trên Baobinhphuoc.com thì có 3 nguyên nhân dẫn đến các em có hành vi bạo lực học đường. Đầu tiên là yếu tố gia đình. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, văn hóa gia đình, cách cư xử của người lớn tác động rất nhiều đến hành vi ứng xử của các em. Cha mẹ quá khắt khe, kỳ vọng hoặc dạy dỗ bằng các biện pháp kỷ luật sẽ gây nên áp lực tâm lý cho các em. Khi tư tưởng bị gò bó không giải tỏa được, các em sẽ đem sự ức chế đó bùng nổ ở mối quan hệ khác. Ngược lại, nếu cha mẹ chiều chuộng con quá mức, cho đi mà không đòi hỏi nhận lại cũng làm cho con có tâm lý háo thắng, thích gì được nấy và dễ dàng tụ tập, bị lôi kéo bởi hành vi xấu.

Ngoài gia đình, nhà trường cũng tác động không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của các em. Dù có đầy đủ các tổ chức như đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên… nhưng những tổ chức này ở các trường vẫn bị xem nhẹ, hoạt động  còn mang tính hình thức. Hoạt động mang tính giáo dục đạo đức như thiện nguyện, giúp đỡ bạn bè hay sân chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để khẳng định bản thân các em chưa có nhiều lựa chọn. Phần lớn nhà trường chỉ chú trọng đến hoạt động học tập, dạy chữ. Ngoài ra, cùng với sự phát triển, môi trường xã hội hiện nay thực sự là một “ma trận” với học sinh. Những kênh thông tin tốt không được các bạn chia sẻ nhiều, trong khi hình ảnh, video clip về bạo lực, tệ nạn xã hội lại lan truyền với tốc độ chóng mặt. Từ những điều ấy, tôi nghĩ rằng các em dễ dàng cư xử bạo lực với bạn bè nếu chúng ta không có phương pháp dạy dỗ phù hợp.

Theo chia sẻ của ông Travis Stewart – Phó Tổng Giám đốc của Egroup (đơn vị chủ quản của Apax English) tại Bao tiền phong thì có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường. Nguyên nhân chính vẫn là sự bỏ bê. Những bạn nhỏ phải chịu sự thờ ơ từ người xung quanh thường có hành vi tiêu cực nhằm tìm kiếm sự chú ý; hoặc gây tổn hại cho người khác vì chính họ cũng không biết cách kiểm soát nỗi đau của mình. Ví dụ một bạn nhỏ có hoàn cảnh gia đình thiếu ổn định, hoặc không được gia đình ủng hộ, sẽ cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng và coi việc sử dụng bạo lực như biện pháp để xử lý các vấn đề cá nhân. Nguyên nhân cũng không chỉ giới hạn ở gia đình. Những khó khăn ở trường học khi giáo viên không kịp thời nhận biết, và thay vì thấu hiểu, đồng cảm, lại bị cư xử quá nghiêm khắc, sẽ dẫn đến sự ức chế và hành vi gây gổ với bạn bè của học sinh.Ngoài ra ông có nhắc đến việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, ipad. Hiện tại các bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về tác hại khủng khiếp của các thiết bị này. Ông có thể chia sẻ thêm về những tác động này, đặc biệt là sự ảnh hưởng lên bạo lực học đường cũng như kinh nghiệm hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ ấy?

Giải pháp hạn chế bạo lực học đường

Theo Thạc sỹ Vũ Thị Lan Anh nêu trên Baobinhphuoc.com , căn cứ từ 3 nguyên nhân đã nêu để đưa ra giải pháp. Trong đó, quan trọng nhất cha mẹ nên quan tâm sâu sắc hơn, tùy độ tuổi của con mà hãy làm bạn để nghe và hiểu trẻ hơn nữa. Việc thường xuyên trò chuyện sẽ giúp cha mẹ nhận ra sự thay đổi của con, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn cũng như giúp con xử lý tình huống phát sinh trong cuộc sống. Quan điểm “Thương cho roi cho vọt” đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Thay vào đó cha mẹ hãy lắng nghe và chia sẻ với trẻ bằng tình thương yêu.

Tiếp theo, ở môi trường trường học, nhà trường cần tạo thêm nhiều sân chơi, tạo nhiều cơ hội giao lưu lớp, khối, nhóm, giới tính… để các em có cơ hội yêu thương và chia sẻ. Ngoài ra, thông qua các cuộc thi, trẻ có cơ hội để khẳng định niềm đam mê, ưu điểm của bản thân. Đặc biệt, bà Anh cho rằng nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về bạo lực học đường để các em có cái nhìn đúng đắn và tự răn mình. Đồng thời, cần thành lập một trung tâm hỗ trợ tâm lý, chuyên gia tâm lý học đường, qua đó hướng dẫn các em khả năng điều tiết, kiểm soát cảm xúc để xử lý khéo léo các tình huống, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra như vừa qua.Trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, theo cô Anh,  nhà nước cần có thêm chính sách xây dựng thêm sân chơi thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ… để các em có cơ hội thể hiện mình và giải phóng năng lượng dư thừa trong người.

Còn theo Trần Trí Dũng ở Baochinhphu.vn, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần thắt chặt kiểm soát những thông tin, nội dung đăng tải trên Internet, những phim ảnh và trò chơi lưu hành ngoài thị trường, những hội nhóm được thành lập với mục đích lôi kéo giới trẻ. Chính quyền địa phương cần chủ động làm trong sạch môi trường xã hội xung quanh các cơ sở giáo dục trên địa bàn cũng như phát huy vai trò của các ban ngành, tổ chức, đoàn thể tại chỗ trong phối hợp với nhà trường và gia đình quản lý và giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm về tâm lý, không ổn định về nhận thức nên giải pháp tâm lý sẽ chiếm vai trò quan trọng. Trong các biện pháp giáo dục, cần tránh giáo điều khô cứng mà phải tế nhị, linh hoạt thích hợp mà. Theo đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn tới con cái, hiểu con; ở lớp học, giáo viên cần sâu sát với học sinh và tạo điều kiện để học sinh chia sẻ với mình nhiều hơn, từ đó xây dựng môi trường lớp học luôn cởi mở, thân thiện và gần gũi giữa các học trò.

Đặc biệt, trong xử lý các vụ việc bạo lực học đường cần có cái nhìn bao dung với sai phạm trong lứa tuổi học trò để có phương án xử lý thích hợp, mang tính răn đe và phòng ngừa chung, nhưng cũng luôn tạo cơ hội để các em vi phạm hiểu và sửa đổi. Cùng với đó, cần xử lý, nhắc nhở những hành vi và biểu hiện cổ súy bạo lực học đường như quay video clip rồi đưa lên mạng…

Rõ ràng, bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân như đã phân tích nên rất cần sự chung tay phối hợp của nhà trường, gia đình và xã hội với nhiều giải pháp thì mới có thể ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này một cách hiệu quả./.

Việt Anh (TH)

 

 

 

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang