Văn hóa – Thể thao

Chàng CĐV khuyết tật được lên sân khấu đại diện cho Việt Nam so tài cùng những streamer hàng đầu thế giới

Chắc hẳn nhiều người đã rất bất ngờ khi một anh chàng khuyết tật xuất hiện trên sân khấu chung kết AWC 2019. Đằng sau đó là một câu chuyện có thể lấy đi nước mắt người đọc. Anh Phúc hiện đang là một lập trình viên cho EnableCode, công ty phát triển phần mềm cho người khuyết tật. Ngoài ra, anh Phúc hiện vẫn đang ấp ủ giấc mơ trở thành một tuyển thủ Liên Quân Mobile chuyên nghiệp.Ngày hôm nay (14/7), sau màn trình diễn của bộ đôi ca sỹ Kimmese và Rhymastic, khán giả Việt Nam còn được chứng kiến trận đấu showmatch giữa Away United (tập thể gồm 5 streamers nước ngoài) và Home United (5 game thủ Việt Nam).

Chàng CĐV khuyết tật được lên sân khấu đại diện cho Việt Nam so tài cùng những streamer hàng đầu thế giới Xem thêm »

Sáng tác mới của Nguyễn Trang Nhung (Hà Nội)

Cầu nguyện cho những người tôi quen biết hay tình cờ đâu đó lướt qua nhau .Dù cho tâm hồn có trải qua những gì… Cũng cầu mong sớm được thanh thoát như Vô ưu… Anh ! Hôm nay có lẽ là ngày cuối cùng em được gọi anh như 4 năm qua. Là ngày cuối cùng em được dựa vào vai anh, khép nhẹ đôi mi lại để mặc ngoài kia bao gió mưa xối xả .Gốc cây mình ngồi ngày nào giờ đã phủ rêu phong. Em đang ước giá như thời gian cứ dừng lại ở nơi này – Nơi anh đã từng đưa bàn tay ấm áp, sàn sạn lau nước mắt cho em. Nơi mà chúng ta đã buông bỏ biết bao phiền não, bụi bặm, xô bồ để cùng an vui học những bài giáo lý đầu tiên khi bước vào cửa Phật… Nơi này của 4 năm trước , em thích thú mặc bộ quần áo lam về đây trong một khóa tu an lạc 3 ngày. Là nơi đầu tiên em cúi xuống nhặt cánh hoa Vô ưu và bất giác chạm vào tay anh, chúng ta thoáng bối rối nhìn nhau…mỉm cười. Ở tại nơi này, chúng ta như những chú chim non chăm chú nghe Thầy giảng Pháp, nói về đạo lý ở đời. Chúng ta cũng bật khóc khi Thầy giảng Kinh Vu Lan báo hiếu , cùng truyền nhau ngọn lửa đêm hoa đăng, cùng chia nhau bát cơm chay trong giờ thọ thực …Và sau khóa tu an lạc đó, chúng ta cùng sinh hoạt lớp giáo lý , cùng chia sẻ, động viên nhau tu học.. Em còn nhớ một mùa đông rất lạnh, anh chở em đi phát tặng bánh mỳ và áo ấm cho những người vô gia cư. Dọc đường đi, anh cứ xót xa, liên tục hỏi “ em có lạnh không ?! “ .. Thực sự ở bên anh, em thấy ấm lòng lắm anh ah…! Chúng ta đã cứ đi bên cạnh nhau như thế dù nắng hay mưa, dù loanh quanh trong nội thành hay cả đến những miền sơn cước, cùng chia nhau những bắp ngô non nóng hổi hay ăn chung miếng cơm lam chấm muối vừng…Những tưởng ngày sau chúng ta sẽ cứ mãi bên nhau như thế … Rồi một ngày cuối thu , anh đưa em đi dạọ quanh bờ Hồ, cả hai đứa cứ hít hà cái mát lạnh làm tê tê đầu lưỡi. Bàn tay ấm áp của anh vẫn nhẹ nhàng nắm lấy tay em và chậm rãi nói :” Đây là cuốn sách” Đường xưa mây trắng” của Thầy Nhất Hạnh, anh muốn tặng nó cho em. Khi anh đọc xong cuốn này anh đã khóc. Anh đã tìm thấy mình ở trong đó, những khúc mắc bấy lâu anh cũng đã tìm được câu trả lời.. Có lẽ anh sẽ xuất gia, em ạ.. “ Trái tim bé nhỏ của em lúc ấy đau thắt lại. Mối tình này giống như con diều có tiếng sáo trong trẻo ngày nào bỗng dưng bị đứt dây, lao vút khỏi tay em…hụt hẫng, chơ vơ. Bầu trời quanh em như chao đảo, ngật ngưỡng.. Em cố gắng chạy thật xa, xa khỏi anh để bật tung được tiếng nấc nghẹn ngào…Chúng ta xa nhau không phải vì hết yêu, hết thương , cũng không phải vì anh thay lòng hay em đổi dạ, cũng không phải có người thứ ba nào đó chen chân. Mà chỉ vì anh đã chọn rẽ sang một con đường mới, con đường không có em nữa. Những ngày anh tầm sư học đạo, em cũng giam mình trong bốn bức tường . Em sợ lang thang trên những con đường quen lại thấy hình bóng anh ở đó. Em cũng sợ cái lạnh về mơn trớn những kẽ tay mà hai bàn tay mình phải tự đan vào nhau tìm hơi ấm… Nhưng anh ah, ở cái thành phố nhỏ bé này, có ngõ ngách nào mà chúng ta chưa từng đặt chân đâu . Ở trong trái tim chứa đầy ký ức này, có góc nào mà không có anh hiện hữu đâu .. Chưa bao giờ em cảm thấy mình chênh vênh như thế… “ Rồi em sẽ quen thôi, cuộc đời này vô thường mà. Anh tin em sẽ tìm thấy điều vi diệu khi đọc hết cuốn sách này..” Em đã bắt đầu đọc như đó là cuốn sách được viết  riêng cho mình… Em nhìn thấy có bóng dáng anh gần gũi bên những người khốn khổ, em nhìn thấy bước chân trần an lạc đi khắp thế gian… Và em hiểu rằng con đường anh chọn không có bóng dáng của em và bàn tay anh đã chọn là nắm lấy tràng hạt thanh tịnh, trang nghiêm chứ không phải nắm lấy bàn tay em đi đến hết cuộc đời…Nhưng em biết anh cũng rất khổ tâm khi anh phải xa cách mẹ cha, anh em và dứt bỏ tình riêng để chọn con đường thoát ta bà khổ. Em tin với tấm lòng quảng ái , anh sẽ tu tập tinh tấn và viên thành Phật đạo. Ngoài kia, mưa đã thôi rơi…Có đôi chim sẻ trú mưa ngoài hiên đang vỗ vỗ đôi cánh, xoay một vòng rồi nghiêng mình bay vút lên cao, tách làm hai hướng , mải miết bay, quên cả ngoái đầu … Ngày mai, anh xuống tóc… gày mai, có người cha già khom lưng ra cửa tiễn chân anh và người mẹ mắt lệ nhòa nhìn con xa cách. Ngày mai, trước bảo tọa, anh sẽ được Thầy làm lễ xuống tóc – nơi mà 4 năm qua chúng ta đã miệt mài học giáo lý. Mái tóc xanh này anh gửi lại cuộc đời còn tâm anh thì nguyện một đời chân tu. Cuộc đời vô thường và cũng ngắn ngủi lắm. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời chúng ta đều là một nhân duyên. Em đang khóc, không phải vì khổ đau nữa mà em nhận ra phải trân quý cuộc đời này hơn, sẽ cho đi nhiều hơn và sẽ luôn an vui trên con đường thiện nguyện . Ở một nơi nào đó, em cũng biết anh đang thầm khích lệ em, phải không anh ?! VÔ ĐỀ Cuộc sống xô bồ, con lại nhớ mẹ, nhớ cha Nhớ con đường xưa, nhớ bài ca con hát Nhớ mái nhà ấm êm và dòng sông ngọt lịm Trước cửa nhà mình có một giàn hoa…   Đã bao mùa ong hút mật đi qua Chim hót véo von nhìn chuồn chuồn cắn rốn Trẻ con mình tung tăng bơi lội Nắc nẻ cười trên ruộng lúa ngô nghê   Con thích thú rằng mình sinh ra ở một chốn quê Nghe mãi lời ru chẳng bao giờ biết chán Con yêu bác nông dân ngày đêm có chú trâu bầu bạn Con yêu cánh diều chiều chiều mọng gió no nê   Con chán phố phường, con lại nhớ chốn quê Nơi bon chen , con thấy mình nhỏ bé Có nỗi đau con cứ chôn vùi lặng lẽ Bao mệt nhoài, con muốn khóc.. Mẹ ơi !!!   Niềm vui nào trên bục giảng hằng ngày Bụi phấn bay bay điểm tóc cha sớm tối Bài học đầu tiên : Cha dạy về nguồn cội Con nhớ như in Cha kể chuyện ông bà   Con hạnh phúc rằng con được sinh ra Bao đời nhà ta cứ nối tay nhau nghề Giáo Từ thời chiến hay thời bình, Cha vẫn bảo “Nghề Giáo này là cả một đời tâm huyết của Cha..”   Con ước rằng đi khắp chốn bao la Trọn một vòng, con lại về thời thơ bé Có niềm đau xoa đi thật khẽ… Cún con nào say sữa ngủ no nê. Tác gải 2 tác phẩm trên: Nguyễn Trang Nhung

Sáng tác mới của Nguyễn Trang Nhung (Hà Nội) Xem thêm »

Bạn bè quốc tế ngưỡng mộ Di sản Mộc bản Trường Lưu – Hà Tĩnh

Theo chân đoàn làm phim Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) về Trường Lưu ghi hình tư liệu về khối mộc bản này, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một kho tàng sử liệu đồ sộ, một di sản vô giá của văn hóa Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Mộc bản Trường Lưu có hơn 2.000 bản gỗ thị được khắc chữ Hán và Nôm ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử, chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời Hậu Lê do dòng họ Nguyễn Huy chế tác và gìn giữ. Giáo sư Nguyễn Huy Mỹ (người ngoài cùng bên trái) giới thiệu Mộc bản Trường Lưu với đoàn làm phim. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, mộc bản hiện chỉ còn 394 bộ được lưu giữ, bảo quản tại nhà thờ Nguyễn Huy Tự (Trường Lộc) và Bảo tàng Hà Tĩnh. Toàn bộ mộc bản được khắc với kỹ thuật thủ công truyền thống, khắc ván bằng âm bản tinh xảo trên cả 2 mặt, chữ được viết với thư pháp đẹp đẽ, thanh thoát với nhiều dạng chữ như: Lệ, thảo, giản, dị tự, tục tự, cổ tự, chữ kiêng húy… được khắc nổi theo thể chân thư, mỗi mặt khoảng 18-20 hàng theo chiều ngang tấm gỗ. Chiều dài mỗi tấm gỗ mộc bản bằng kích cỡ trang giấy 30 cm, rộng 20 cm, dày 2 cm, được làm từ gỗ cây thị, một loại gỗ có độ dai, mềm và bền cao nên mới lưu giữ được đến ngày nay. Mộc bản Trường Lưu được 5 danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy biên soạn gồm Nguyễn Huy Tửu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh và Nguyễn Huy Tự. Ngoại trừ Nguyễn Huy Tửu, những người còn lại đều tham gia giảng dạy tại Quốc Tử Giám. Đoàn làm phim Đài Truyền hình MBC tái hiện cảnh giỗ tổ Nguễn Huy – Trường Lưu. Được trực tiếp xem, chứng kiến và nghe hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy kể về khối Mộc bản Trường Lưu còn sót lại, đoàn làm phim Đài truyền hình MBC không khỏi trầm trồ và thán phục. Thông qua sự kiện giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, đoàn đã tìm về mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Trường Lưu để ghi lại những thước phim tư liệu về mộc bản cũng như những nét sinh hoạt đời sống thường nhật của người dân nơi đây. Là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất, ông Park Byungkyoo – Giám đốc sản xuất Đài truyền hình MBC chia sẻ: “Chúng tôi biết đến Mộc bản Trường Lưu của các bạn thông qua chương trình hợp tác quốc tế Việt Nam – Hàn Quốc. Hiện nay, tại Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc đang giữ 64.226 mộc bản, chính vì vậy, chúng tôi muốn đến Việt Nam để xem Mộc bản Trường Lưu có những điểm gì khác so với mộc bản của chúng tôi. Sau khi được tìm hiểu về Mộc bản Trường Lưu thì khá bất ngờ và cảm thấy thú vị vì kích thước của nó khá nhỏ nhưng cực kỳ chi tiết và đẹp mắt. Điều quan trọng hơn nữa là chúng tôi được nghe kể về lịch sử ra đời, những nét văn hóa, giáo dục, phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam xưa thể hiện qua từng tấm mộc bản. Đó là tư liệu để chúng ta có thể so sánh với sự tiếp xúc văn hóa, giáo dục lẫn nhau, đồng thời, chúng ta còn có thể nghiên cứu về nghề in, kỹ thuật, mỹ thuật chạm khắc, đời sống KT-XH của một vùng quê xa kinh thành”. Nét văn hóa riêng của người Việt Nam được tái hiện qua những nghi lễ ở dòng họ Nguyễn Huy khiến đoàn làm phim cảm thấy thú vị. Bộ phim tài liệu về Mộc bản Trường Lưu sẽ được trình chiếu tại lễ hội Văn hóa thế giới Hồ Chí Minh – Gyeongju Expo 2017, do TP Hồ Chí Minh và tỉnh Gyeongju đăng cai tổ chức, sánh ngang cùng các tư liệu văn hóa nổi tiếng khác. Mặc dù phải di chuyển qua nhiều địa điểm để có thể ghi hình được đẹp nhất nhưng các thành viên trong đoàn làm phim đều cảm thấy thú vị vì được hiểu thêm về cuộc sống, văn hóa của con người Việt Nam. Là người trực tiếp dẫn đoàn và giới thiệu Mộc bản Trường Lưu cho đông đảo bạn bè quốc tế, GS. Nguyễn Huy Mỹ – hậu duệ đời thứ 16 dòng họ Nguyễn Huy – Trường Lưu cho biết: “Xét về góc độ lịch sử ra đời thì Mộc bản Trường Lưu có trước cả Mộc bản triều Nguyễn và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhưng cái độc đáo của Mộc bản Trường Lưu thể hiện ở chỗ, đây là di sản thuộc sở hữu của một dòng họ duy nhất ở nước ta còn được lưu giữ đến ngày nay. Giá trị của nó ngày càng được đông đảo bạn bè và học giả quốc tế công nhận. Ngoài hãng phim MBC Hàn Quốc về Trường Lưu làm tư liệu, trong 2 tháng tiếp theo, sẽ có 4 đoàn làm phim từ Hàn Quốc và Nhật Bản đến khám phá, tìm hiểu về mộc bản. Đây là sự kiện đáng tự hào không chỉ của dòng họ Nguyễn Huy – Trường Lưu chúng tôi mà còn đối với nền văn hóa nước nhà”. Mộc bản Trường Lưu đã để lại dấu ấn trong kho tàng văn hóa thế giới. Thông qua di sản ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương do UNESCO công nhận này, cho thấy Việt Nam có sự tương đồng với các nước đồng văn như Hàn Quốc, Nhật Bản và nổi bật với những nét đẹp truyền thống không thể hòa lẫn. Ngân Giang

Bạn bè quốc tế ngưỡng mộ Di sản Mộc bản Trường Lưu – Hà Tĩnh Xem thêm »

Doanh nhân Nguyễn Thế Minh bất ngờ ra mắt hai tập thơ mới

Doanh nhân Nguyễn Thế Minh sinh năm 1957 tại Hải Phòng, anh có gần 60 năm gắn bó với Thành phố Nam Định. Hiện anh đang là Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Sơn Nam. Anh đã xuất bản tập thơ Tiếng vọng (2016), Tháng 4.2017. Anh lại bất ngờ giới thiệu đến bạn đọc tập thơ “Nồng nàn bạch dương” và “Hương sắc không lời”.

Doanh nhân Nguyễn Thế Minh bất ngờ ra mắt hai tập thơ mới Xem thêm »

Lên đầu trang