Vấn đề thừa kế liên quan đến người bị khuyết tật thần kinh nặng

(ĐHVO). Vấn đề thừa kế tài sản được nhiều người quan tâm, trong đó người khuyết tật họ cũng có quyền được hưởng thừa kế cũng như quyền được để lại di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy, thời gian gần đây Trung tâm tư vấn pháp luật nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc về vấn đề liên quan đến thừa kế của người khuyết tật?

Câu hỏi:

Em có người anh bị khuyết tật về thần kinh, trí tuệ nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy cho em hỏi, anh em lập di chúc có người chứng kiến đầy đủ. Anh vẫn viết và ký tên bình thường. Vậy xin hỏi trường hợp này di chúc có được coi là hợp pháp không?

Về vấn đề trên Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành việt xin được trả lời như sau:

– Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;

– Luật người khuyết tật 2010

– Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Người khuyết tật nặng có được lập di chúc không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 630, BLDS 2015 thì yêu cầu người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Như thông tin cung cấp thì người lập di chúc bị khuyết tật thần kinh mức độ nặng. Theo nghị định 28/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều Luật người khuyết tật thì khuyết tật thần kinh là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường, đặc biệt người lập di chúc bị khuyết tật mức độ nặng.

Do đó, dù là lúc đó người lập di chúc tự viết, tự ký nhưng về bản chất có thể họ không ý thức được hành vi đó là định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Cho nên đối với khuyết tật thần kinh mức độ nặng, người lập di chúc không thể được coi là minh mẫn, sáng suốt thể hiện ý chí của mình trong di chúc, vì vậy pháp luật không coi đây là di chúc hợp pháp.

Ngoài ra, người lập di chúc còn đang được hưởng trợ cấp xã hội dành cho người bị khuyết tật mức độ nặng 450.000 VNĐ nên rõ ràng tình hình sức khỏe của người lập di chúc đã được cơ quan nhà nước xác nhận. Do đó, khi bạn mang di chúc đã lập có chữ ký người lập, có người làm chứng cũng sẽ không được công nhận và thi hành.


ảnh minh họa – Nguồn Internet

Chia di sản của người khuyết tật nặng:

Đối với người khuyết tật nặng, di sản của họ sẽ được thừa theo pháp luật.

Thứ tự hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651, BLDS 2015:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trường hợp có người thừa kế theo hàng thứ nhất thì hàng này được thừa kế toàn bộ di sản; trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất mới chia thừa kế đến hàng thứ hai; trường hợp không có người thừa kế hàng thứ hai mới chia đến hàng thứ ba. Trường hợp, đã chia đến hàng thứ ba mà vẫn không có người được chia thừa kế thì phần di sản thuộc về Nhà nước.

Mọi thông tin cần giải đáp xin gửi về:

Trung Tâm trợ giúp pháp lý ĐHV

Giám Đốc: Luật sư Đinh Thị Nguyên

HotLine: 19006248

Nam Phương

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang