Vấn đề công trình công cộng dành cho người khuyết tật

(ĐHVO). Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh những công trình, làn đường mới được thiết kế xây dựng để phù hợp với nhóm người yếu thế, vẫn tồn tại những công trình cũ gây nhiều khó khăn khi tiếp cận sử dụng, nhất là với người khuyết tật. Cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ là một trong những nhân tố khiến việc hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật thêm phần khó khăn.

Theo thiết kế tiêu chuẩn của những công trình xây dựng dành cho người khuyết tật, gạch lát vỉa hè phải có gờ nổi, lát dọc theo hướng người đi để thuận lợi cho việc di chuyển xe lăn, hay người khiếm thị chống gậy… Khi sang đường cần có nút tròn báo hiệu cho các phương tiện và người khuyết tật. Đó là tiêu chuẩn xây dựng, thế nhưng trên thực tế, nhiều tuyến đường mới tuy được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn đó nhưng lại nhiều khi không đúng kĩ thuật, thiếu gạch lát, hoặc bị cây cỏ dại ngáng đường. Còn đối với những tuyến đường cũ lại càng là khó khăn hơn cho người khuyết tật, vì vừa chật hẹp vừa hay tắc đường, thậm chí còn không có làn đường cho người đi bộ. Điều này cho thấy, cần có sự quy hoạch đồng bộ và giám sát kĩ lưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu đi lại cho mọi người, nhất là đối tượng người khuyết tật.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Ở các tòa nhà hay công trình công cộng còn thiếu rất nhiều cầu thang trượt dốc hay tay vịn cho xe lăn. Nhà chờ xe bus hay các công trình công cộng cũng chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện phù hợp với người khuyết tật. Chỗ ngồi cho người khuyết tật thường bị chiếm dụng. Phượng tiện xe ba bánh mặc dù đã phổ biến hơn nhưng nhiều nơi không chấp nhận trông giữ phương tiện này.

Không thể phủ nhận, nhiều công trình công cộng đã được sửa chữa để phù hợp riêng cho người khuyết tật, nhưng chất lượng còn chưa cao, đến từ nhiều lí do: khi xây dựng không hiểu rõ về tiêu chuẩn xây dựng, không có sự giám sát kiểm tra từ bên xây dựng….Nhiều công trình dang dở, hoặc không được tuyên truyền sử dụng nên để không. Từ đó, người khuyết tật lại càng khó cơ hội sử dụng phương tiện công cộng, thậm chí điều này còn làm lãng phí ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Bản thân người khuyết tật đã luôn cảm thấy tự ti, cảm thấy bản thân vô ích vì còn làm phiền đến nhiều người khác nên họ luôn muốn được tự di chuyển, có thể làm chủ mà không phải nhờ vào sự giúp đỡ của mọi người. Đây mới là tiền đề để người khuyết tật có thể thoải mái làm việc, có công ăn việc làm và thu nhập ổn định.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng các công trình công cộng nhất là đối với người khuyết tật là vô cùng cần thiết. Vấn đề này cần sự có mặt không chỉ của Nhà nước, các cơ sở xây dựng mà còn cần ý thức của toàn xã hội.

Thúy Nga

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang