Vai trò lãnh đạo của đảng trong nâng cao đời sống Người khuyết tật

(ĐHVO). Người khuyết tật luôn được quan tâm tạo mọi điều kiện để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật, đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của người khuyết tật, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển bền vững.

Ngày 1/11/2019, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. Nội dung Chỉ thị đã chỉ rõ cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp người khuyết tật

2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

3. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp người khuyết tật

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của người khuyết tật

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật

Để thực hiện, cụ thể hóa những Chủ trương của Ban bí thư thành những hành động thiết thực, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật.


Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc, có những chính sách đặc biệt hỗ trợ đối với Người khuyết tật (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Mục đích của kế hoạch nhằm tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39-CT/TW; Xác định toàn diện các  nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành.

Những nhiệm vụ giải pháp mà kế hoạch đặt ra là:

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người khuyết tật thông qua việc thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng Đề án giáo dục, tuyên truyền, phát hiện, biểu dương, tuyên truyền những tấm gương người khuyết tật sâu rộng…;

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật bằng việc: Tổng kết đánh giá tình hình thi hành Luật Người khuyết tật,cải cách thủ tục hành  chính liên quan đến người khuyết tật, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, nghiên cứu nâng dần mức trợ cấp xã hội….;

3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật như các hoạt động: Huy động nguồn lực xã hội tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật, xây dựng cơ chế  chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước đầu tư cho các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc người khuyết tật;

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của người khuyết tật đặc biệt đối với MTTQVN, các tổ chức chính trọ – xã hội tiếp tục thực hiện các chương trình và nâng cao hiệu quả của các cuộc vận độg, các phong trào chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật…;

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức người khuyết tật: Hướng dẫn, tạo điều kiện để các tổ chức của người khuyết tật đổi mới, nâng cao chất lượng, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, phong trào, các cuộc vận động trợ giúp người khuyết tật; Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng như: Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật, biểu dương nhân rộng gương người khuyết tật tiêu biểu và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực đến công tác hõ trợ người khuyết tật;

6. Bên cạnh đó là các nhiệm vụ và giải pháp về xã hội hóa, nghiên cứu khoa học , tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho người khuyết tật.

Với sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước, Người khuyết tật trong tương lai sẽ được tạo mọi điều kiện, sự giúp đỡ để nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn, xóa đi mặc cảm về khiếm khuyết trên cơ thể của mình.

Công Năng

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang