Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam: Long trong tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12

(DHVO). Hướng tới Ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12, ngày 30/11/2020, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật và triển lãm các gian hàng trưng bày sản phẩm của người khuyết tật tại Nhà khách Văn phòng Chính phủ 37 Hùng Vương.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng thăm gian hàng và sản phẩm của người khuyết tật

Đến tham dự buổi Lễ có ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, Phó Chủ tịch UB Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam; ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ, Chánh Văn phòng UBQG về người khuyết tật Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Ngọc, Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội; ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ Chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam; ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Trọng Đàm, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam cùng nhiều đại diện đến từ các ban, bộ, ngành và các hội của và vì người khuyết tật…

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, ông Lê Tấn Dũng cho biết:  Cùng với việc khởi động Thập kỷ về người khuyết tật 1983-1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lấy ngày 03/12 hàng năm là Ngày quốc tế người khuyết tật nhằm cổ vũ, thúc đẩy, kêu gọi thế giới hướng vễ những người thiệt thòi, khó khăn do tình trạng khuyết tật và cùng chung tay cho mục tiêu “một xã hội không rào cản. Từ đó đến nay, mỗi năm với một chủ đề khác nhau, ngày 03/12 không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm mà còn mang lại sự chia sẻ, tình cảm ấm áp cho người khuyết tật trên toàn thế giới.

Cũng theo ông Dũng: Những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Người khuyết và các luật chuyên ngành như: Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Xây dựng, Luật giao thông, Luật trợ giúp pháp lý, v.v… cùng với các Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, Công ước 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật càng khẳng định mạnh mẽ hơn nữa những cam kết của Việt Nam đối với Quốc tế trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật Việt Nam cũng như quyền được lao động của người khuyết tật…

Phó Chủ tịch UBQG nhấn mạnh: Số lượng người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách, chương trình chăm sóc người khuyết tật của Nhà nước và cộng đồng ngày càng tăng. Hàng năm có hàng triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách nhà nước; hàng trăm ngàn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, hỗ trợ phương tiện trợ giúp (xe lăn, xe đẩy…); 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mạng lưới phục hồi chức năng. Hệ thống giáo dục ngày càng phát triển, giúp cho trẻ em khuyết tật có cơ hội được đi học, được phát triển, số người khuyết tật được học nghề và có việc làm ngày càng tăng. Các tổ chức của người khuyết tật ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố như: Hội người khuyết tật, Hội người mù, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật,…

Phó Chủ tịch UBQG giao lưu cùng các đại biểu tham dự

Đồng thời, các chính sách, hoạt động trợ giúp người khuyết tật cũng có sự thay đổi căn bản, chuyển từ sự trợ giúp mang tính nhân đạo từ thiện sang trợ giúp theo quan điểm phát triển, tạo động để cho người khuyết tật vươn lên. Người khuyết tật được hỗ trợ nhà ở, giáo dục, y tế, tiếp cận giao thông và các công trình xây dựng, được hỗ trợ dạy nghề, việc làm, vay vốn ưu đãi để làm kinh tế và hỗ trợ sinh kế,… giúp người khuyết tật tự chăm sóc bản thân mình cũng như có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.

Tất cả những điều này đã mang lại cho người khuyết tật tự tin, tự lập cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương là người khuyết tật thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và văn hóa xã hội. Tham dự Lễ kỷ niệm ngày hôm nay, có rất nhiều tấm gương không cam chịu hoàn cảnh của người khuyết tật, vượt qua những rào cản khiếm khuyết thể chất và khó khăn trong cuộc sống, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội những điều tốt đẹp. Để ghi nhận những đóng góp đó ngày 28/11 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tuyên dương những tấm gương sáng thầm lặng vì cộng đồng và đề nghị Thủ tướng tặng bằng khen cho 50 cá nhân và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tặng bằng khen cho 350 cá nhân trong đó có rất nhiều người khuyết tật.

Bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được, ông Dũng cũng chỉ ra một số những khó khăn trong trong tác trợ giúp người khuyết tật như: Vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng cơ sở xã hội thiếu thốn, chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật. Vẫn còn nhiều người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm, chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội và sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội.

Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Quỹ An sinh xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ

Đại diện cho Quỹ An sinh xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ, ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch đã gửi lời cảm ơn về sự phối hợp để tổ chức Chương trình kỷ niệm đầy ý nghĩa này cũng như Diễn đàn việc làm và cơ hội khởi nghiệp đối với người khuyết tật là một hoạt động rất thiết thực, tăng cường cơ hội việc làm cho người khuyết tật.

Tin tưởng rằng, với những kết quả đã đạt được cũng như những hoạt động đầy thiết thực trong thời gian gần đây, trong những năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ những quy định trong Hiến pháp và pháp luật về người khuyết tật, cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Và Lễ kỷ niệm ngày quốc tế người khuyết tật không chỉ là dịp để đồng hành cùng người khuyết tật, chung bước với người khuyết tật với tình cảm, trách nhiệm, tình yêu thương, chia sẻ mà đó còn là sự đồng lòng của các cấp, các ngành, của cộng đồng nhân dân, các tổ chức trong nước và quốc tế, chúng ta sẽ có tiếng nói chung để đưa ra được những sáng kiến, giải pháp kịp thời, phù hợp để hoạt động trợ giúp người khuyết tật ở Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả quả nhất.

Hải Phong


Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang