Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam: Đánh giá thực hiến chính sách, pháp luật về người khuyết tật

(ĐHVO). Ngày 13/10/2022, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện các chính sách pháp luật về người khuyết tật.

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Phó Chủ tịch UBQG về người khuyết tật Việt Nam; bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội Văn phòng Quốc hội; ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam; bà Dương Thị Vân, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội; đại diện các bộ ngành cùng các đại diện các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội từ Quảng Trị trở ra…

Ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch UBQG về người khuyết tật Việt Nam phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều sự quan tâm đến người khuyết tật, thể hiện bằng các chính sách pháp luật. Cũng theo ông Hồi, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành triển khai hết sức đồng bộ các chính sách trợ giúp, đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Hơn 1,1 triệu người khuyết tật đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội; khoảng 3-4 triệu người khuyết tật được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. NKT đã có thêm nhiều cơ hội học tập, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được đến trường ngày càng cao; tỷ lệ NKT được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ cũng như NKT được phục hồi chức năng ngày một nhiều; nhiều mô hình, chính sách hỗ trợ được triển khai thực hiện tốt như tại Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng,…. Bên cạnh đó, cùng với những thành tựu về công tác giảm nghèo, giảm tỷ lệ người nghèo và cận nghèo xuống dưới 10%, các chính sách quy định đối với NKT cũng rất tích cực được triển khai.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Thu nhập của NKT vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội; công tác giáo dục hòa nhập vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế về nhân lực, nguồn lực; vấn đề phát hiện sớm, can thiệp sớm cũng còn hạn chế như vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần, tự kỷ, rối nhiễu tâm trí; dịch vụ hỗ trợ NKT còn yếu và thiếu; Giao thông tiếp cận cũng còn những tồn tại bất cập…. Và thực tế so với công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật sẽ còn phải làm rất nhiều.

Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch UBQG về người khuyết tật Việt Nam nhấn mạnh, Hội nghị là một cơ hội để cùng nhìn lại nhằm đánh giá, tổng kết các hoạt động để từ đó chỉ ra những kết quả đã làm được, những vấn đề còn vướng mắc, tìm giải pháp tháo gỡ. Phó Chủ tịch UBQG về người khuyết tật Việt Nam cũng mong muốn, các đại biểu sẽ tập trung thời gian để nghiên cứu, trao đổi thẳng thắn, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp gửi đến các cơ quan chức năng xem xét, sửa đổi hoàn thiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật chia sẻ dự thảo báo cáo

Tại Hội Nghị, các đại biểu đã được nghe bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật chia sẻ dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Luật Người khuyết tật. Dự thảo đã khái quát rõ những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân cũng như một số giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới. Hội nghị cũng được nghe báo cáo việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục; văn hóa thể thao và du lịch… của các đại diện đến từ các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch….

Ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên Hiệp Hội phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về NKT cho biết: Sau khi có Luật, tư duy đã thay đổi tích cực từ thương hại, nhân đạo sang tư duy tiếp cận dựa trên quyền. Luật NKT cũng chỉ ra các quyền cơ bản của người khuyết tật. Cũng theo ông Thanh, trong thời gian qua, các tổ chức của và vì người khuyết tật đã tích cực tham gia triển khai luật cũng như các chính sách về người khuyết tật. Với vai trò của các tổ chức như tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật; tập huấn nâng cao năng lực vận động chính sách, xây dựng chiến lược, viết kế hoạch; có những hoạt động nhân các dịp kỷ niệm ngày của NKT…. Theo Phó Chủ tịch Thường trực, Liên hiệp hội cũng thường xuyên được mời tham gia các buổi giám sát đánh giá thực thi chính sách tại các bộ ngành, địa phương; Liên hiệp hội cũng có những khảo sát đánh giá độc lập. Qua đó, thúc đẩy Luật đi vào cuộc sống hiệu quả hơn và cũng có những khuyến nghị, đề xuất gửi đến các cơ quan chức năng, góp phần thúc đẩy thực hiện hiệu quả hơn các chính sách đối với người khuyết tật. Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội cũng nhấn mạnh, ở đâu có tổ chức của NKT, các chính sách liên quan đến NKT được thực hiện tốt hơn và NKT được hưởng lợi từ các chính sách đó sâu rộng hơn các địa phương chưa có tổ chức hội NKT.

Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội Văn phòng Quốc hội phát biểu ý kiến tại hội nghị

Còn theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội Văn phòng Quốc hội đánh giá Luật tại thời điểm ban hành đã quy định tương đối toàn diện các vấn đề đối với NKT. Tuy nhiên, sau 11 năm thi hành Luật, qua giám sát mặc dù Luật đã đi vào cuộc sống, đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn có những tồn tại hạn chế nhất định như dự thảo báo cáo đã nêu ra. Theo Phó Vụ trưởng, qua đánh giá nhận thấy một số tồn tại chính như trong khâu tổ chức thực hiện nhất là ở các địa phương còn những hạn chế; một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp….

Hội nghị cũng ghi nhận được nhiều ý kiến góp ý liên quan đến các nội dung cần được sửa đổi bổ sung như về vấn đề cần làm rõ hơn khái niệm người khuyết tật trong luật; vấn đề phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật; các vấn đề liên quan đến tiếp cận, chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ cho NKT…

Hy vọng rằng, qua Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về người khuyết tật, với các đánh giá, phân tích và ý kiến góp ý từ thực tiễn triển khai pháp luật cũng như chính sách thời gian qua, tới đây, các cơ quan chức năng sẽ có những nghiên cứu liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật cũng như chính sách liên quan đến người khuyết tật. Từ đó, hỗ trợ hiệu quả hơn NKT hòa nhập bình đăng và đầy đủ vào xã hội.

PV

Bài viết liên quan

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang