Ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho người khuyết tật

(ĐHVO). Hiện nay, tình hình dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp không chỉ trong nước mà trên thế giới. Hiện, lượng vắc xin phòng Covid -19 ở Việt Nam số lượng vẫn còn hạn chế trong khi nhu cầu cao. Người khuyết tật là nhóm đối tượng yếu thế, sức khỏe và thể trạng yếu, không thể tự chăm sóc bản thân mình. Người khuyết tật khi bị mắc Covid 19 không những có nhiều rủi ro về diễn biến sức khỏe mà còn có nguy cơ cao lây lan cho người chăm sóc. Bởi vậy, ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid cho người khuyết tật là việc cần thiết.


Tiêm phòng cho người khuyết tật

Nguồn internet

Chính sách tiêm vắc xin Coivid 19 cho người khuyết tật

Ngày 8/7/2021, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022. Theo đó, những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 bao gồm:

Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế:

a) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);

b) Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…);

c) Lực lượng Quân đội;

d) Lực lượng Công an;

đ) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;

e) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

g) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;

h) Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

i) Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;

k) Người sinh sống tại các vùng có dịch;

l) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

m) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

n) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch…), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế…cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;

o) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;

p) Người lao động tự do;

q) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế”.

Theo quy định trên, người khuyết tật được ưu tiên tiêm vắc xin theo đối tượng chính sách xã hội (điểm l) nêu trên. Người khuyết tật được ưu tiên tiêm phòng đặc biệt là những người khuyết tật bị bệnh mạn tính, người già khuyết tật, người khuyết tật sinh sống tại vùng dịch, công nhân viên, trụ cột của gia đình bị khuyết tật, lao động tự do bị khuyết tật.

Hiện nay, cả nước đang nỗ lực tiêm chủng cho người dân. Đặc biệt ở Hồ Chí Minh, theo thống kê thì đã có 98,82% người trên 18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin. Ở Hà Nội, việc tiêm vắc xin cũng đang triển khai ráo riết để nhanh chóng tiêm đủ vắc- xin cho người dân trong diễn biến dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Người khuyết tật là đối tượng được ưu tiên để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng

Những điểm lưu ý sau khi tiêm chủng Covid 19

Việc tiêm Vắc- xin sẽ cung cấp kháng thể để người được tiêm chống lại bệnh tật. Sau khi tiêm chủng, tùy từng cơ địa và khả năng thích ứng của mỗi người sẽ có những ảnh hưởng khác nhau sau khi tiêm.

Trước khi tiêm chủng, người khuyết tật chuẩn bị tâm lý thoải mái, không lo lắng, việc tiêm Vắc- xin Covid  là tiêm chủng để phòng chống bệnh tật. Một thể trạng sức khỏe tốt sẽ giúp cho người khuyết tật không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc tiêm vắc- xin. Tập thể dục, ăn ngủ điều độ, uống nhiều nước, … là những cách đơn giản để giữu cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái trước khi tiêm vắc – xin.

Sau khi tiêm chủng, người khuyết tật được theo dõi sức khỏe sau tiêm để theo dõi những phản ứng nếu có. Sau đó, người được tiêm tự theo dõi sức khỏe ở nhà. Sau khi tiêm phòng, Bộ Y tế hướng dẫn 05 điểm lưu ý quan trọng sau khi tiêm phòng, cụ thể:

1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng COVID-19.

2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ

4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thực trạng tiêm chủng cho người khuyết tật

Tiêm chủng cho người khuyết tật là việc rất cần thiết. Việc phân bổ vắc- xin cho các tỉnh và thực hiện công tác tiêm phòng đang triển khai hết sức nhanh chóng và kịp thời. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng toàn dân, người khuyết tật là đối tượng  được ưu tiên trong quá trình tiêm chủng.

Ở Hà Nôi, theo ghi nhận thì ngày 29-7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai triển khai chương trình tiêm vắc-xin Covid-19 cho gần 200 người lao động đủ điều kiện tiêm chủng thuộc 8 nhóm khuyết tật và yếu thế mà bộ bảo trợ. Tại Cần Thơ, Ngày 9.9, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết Bệnh viện vừa kết hợp với Hội Thể thao người khuyết tật thành phố Cần Thơ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho hơn 160 người khuyết tật. Việc triển khai tiêm chủng cho người khuyết tật được thực hiện kỹ lưỡng, kiểm tra sàng lọc cẩn thận để giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể xảy ra khi tiêm chủng.

Để việc tiêm chủng cho người khuyết tật ở tất cả các địa phương được triển khai sớm và được ưu tiên, các tổ chức bảo trợ người khuyết tật ở địa phương phối hợp với cơ quan phòng chống dịch, cơ quan tổ chức tiêm phòng lập danh sách, rà soát để đưa các đối tượng là người khuyết tật vào danh sách ưu tiên. Khi có vắc xin phân bổ, người khuyết tật là đối tượng được ưu tiên tiêm để bảo vệ bản thân người khuyết tật và bảo vệ cộng đồng.

Trang Quỳnh

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang