Ước mơ của Dương!

“Lớn lên cháu sẽ đi làm kiếm thật nhiều tiền về nuôi bà ngoại”. Có lẽ chính cuộc sống cơ cực, khốn khó của 3 bà cháu đã sớm gieo vào trong đầu một đứa trẻ lên 7 như Dương một ước mơ đầy vật chất. Không phải bác sĩ, công an như ước mơ của những đứa trẻ đồng trang lứa, ước mơ của Lê Hải Dương ở thôn Ảng, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh chỉ là kiếm thật nhiều tiền để mai này có thể chăm sóc cho người bà ngoại đã ở tuổi xế chiều.

Ước mơ của Dương!Bữa cơm thường nhật của 3 bà cháu Lê Hải Dương chỉ có rau và nước mắm.

Từ khi lên 4 tuổi, Lê Hải Dương đã phải phụ bà ngoại trông em và đỡ đần việc nhà bởi bố mẹ bỏ nhau và đi biệt tích. Ba năm lớn lên cũng bà, cũng là ngần ấy năm bữa cơm thường nhật của các em chỉ có rau và nước mắm. Không cha, không mẹ, việc chăm sóc đè nặng lên đôi vai gầy yếu của bà ngoại dù đã ở tuổi xế chiều. Để đổi bữa cơm rau, Dương và em trai Lê Thẩm Duy vẫn thường phụ bà ra đồng mò cua, bắt ốc, đôi khi mò mẫm bắt nhái trong đêm để hôm sau có đĩa thịt nhái trong mâm cải thiện.

Lê Hải Dương chia sẻ: Hơn 3 năm rồi cháu không gặp bố mẹ, cũng chẳng nhớ nổi trông mẹ như thế nào, cháu chỉ mong một ngày nào đó mẹ về mua thật nhiều quần áo mới cho hai anh em và mua thịt cho cháu ăn.

Suốt 3 năm qua, người dân trong thôn Ảng đã chẳng còn lạ gì với hình ảnh bà cụ trên 60 tuổi dắt theo 2 đứa cháu, một lên 5, một lên 7 mò mẫm bắt cua ngoài ruộng để kiếm cái ăn. Bà Phạm Thị Đảm (bà ngoại hai cháu Dương, Duy) cho biết, 3 bà cháu chỉ trông chờ vào hơn 1 sào rộng, đôi khi chẳng có gì ăn, thương các cháu nhưng tuổi già sức yếu bà cũng không biết phải làm thế nào. Nghĩ đến một ngày nào đó bà già yếu không còn sức trồng rau, trồng lúa mà hai cháu Dương, Duy chưa kịp trưởng thành, bà lại không kìm được nước mắt.

Cái ăn chẳng đủ, ngôi nhà Đại đoàn kết của 3 bà cháu được hỗ trợ xây dựng từ cách đây 15 năm cũng hư hỏng, xuống cấp, chỉ đủ chắn nắng chứ chẳng thể che mưa. Bà Đảm đan tạm tấm phên bằng bạt che lấy mái giường nằm để đêm mưa 3 bà cháu không còn bị dột.

Tâm sự về ước mơ của mình sau này lớn lên sẽ làm gì, Dương vô tư nói: Lớn lên cháu muốn đi làm để kiếm thật nhiều tiền về nuôi bà ngoại, mua quần áo sách vở mới cho em Duy. Cháu còn phải mua thịt cho bà ngoại ăn nữa. Trong ước mơ ấy của Dương tuyệt nhiên không nhắc đến hai từ cha – mẹ. Bởi có lẽ với Dương và Duy, cha mẹ chính là người bà ngoại đã nuôi nấng, chăm sóc cho các cháu bấy lâu nay.

Lớn lên cháu sẽ đi làm kiếm thật nhiều tiền về nuôi bà ngoại”. Có lẽ chính cuộc sống cơ cực, khốn khó của 3 bà cháu đã sớm gieo vào trong đầu một đứa trẻ lên 7 như Dương một ước mơ đầy vật chất. Không phải bác sĩ, công an như ước mơ của những đứa trẻ đồng trang lứa, ước mơ của Lê Hải Dương ở thôn Ảng, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh chỉ là kiếm thật nhiều tiền để mai này có thể chăm sóc cho người bà ngoại đã ở tuổi xế chiều.

Theo Lê Thiết/ Báo Thanh Hóa

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang