UBQG về người khuyết tật Việt Nam: Hội thảo “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của người khuyết tật và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu”

Nhằm trao đổi, triển khai các bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp trong phòng chống thiên tai có lồng ghép người khuyết tật, ngày 11/1/2022, UBQG về người khuyết tật Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức CBM, Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) và Actionaid (AAV) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của người khuyết tật và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu”.

Hội thảo được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội, Phó Chủ tịch UBQG về người khuyết tật Việt Nam; bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội; ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam; bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam; bà Vũ Thị Tuyết Mai – Trưởng Đại diện tổ chức Phát triển quốc tế CBM cùng đại diện các tổ chức của và vì người khuyết tật: Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam… và các tổ chức quốc tế, phi chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Hồi, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết: Việt Nam là một trong mười quốc gia bị ảnh hưởng nặng của thiên tai và thảm họa. Và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó chính là đối tượng yếu thế, NKT. Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước và Bộ LĐTB&XH đã có nhiều chính sách hộ trợ cho NKT để ứng phó với thiên tai và sau thiên tai. Bên cạnh đó là sự chung tay góp sức với Nhà nước, địa phương ứng phó và hỗ trợ sau thiên tai của các tổ chức quốc tế, cá nhân trợ giúp NKT rất nhiều để ứng phó với thiên tai, thảm họa; cứu trợ, hỗ trợ kịp thời nhất là đối với NKT nặng và đặc biệt nặng. Các công tác ứng phó, cứu trợ, hỗ trợ được triển khai hết sức khẩn trương và nhanh chóng. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn nhất định về năng lực cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được kỹ năng nhất là những kỹ năng trị liệu, phục hồi; hệ thống ứng phó, nhiều nơi trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu khẩn cấp; năng lực các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng còn thiếu… – Ông Hồi cho biết thêm.

Trước thực trạng đó, Phó Chủ tịch UBQG đề nghị: Cần xây dựng và nâng cao năng lực ứng phó, cứu hộ, cứu nạn; đề nghị các tổ chức cá nhân hỗ trợ địa phương, cơ sở để nâng cao năng lưc câp xã; dự trữ nguồn lực; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và xây dựng tài liệu liên quan, hướng dẫn đào tạo, huấn luyện liên quan đến ứng phó thiên tai, thảm họa. Đặc biệt nhấn mạnh việc phối hợp giữa các đơn vị; quan tâm đến việc hỗ trợ liên ngành y tế, giáo dục, xây dựng tiếp cận đảm bảo công tác phòng chống và hỗ trợ sau thiên tai, thảm họa. Cùng với đó là cần lưu ý đến công tác truyền thông và điều phối trợ giúp cũng như việc kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì các trang thiết bị cứu hộ cứu nạn để tránh các tình huống bất ngờ, gây khó khăn xử lý tình huống…

Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Theo ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thì sau 4 năm thực hiện Dự án “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của người khuyết tật và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại huyện Nho Quan” thì điều đọng lại chính là câu chuyện về sinh kế cho NKT, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật thuộc diện nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số. Họ đã có thể tự chủ được nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình ngày càng ổn định, vì vậy NKT ngày càng tự tin hơn, xóa bỏ đi những mặc cảm và hòa nhập cộng đồng, xã hội.

Cũng theo ông Anh, mặc dù dự án đã kết thúc nhưng AFV, AAV vẫn tiếp tục có những chương trình hoạt động dài hạn tại địa phương, tiếp tục đồng hành, duy trì để phát triển những mô hình hay này trong thời gian tới. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của UBQG về NKT, Cục Bảo trợ xã hội và Tổ chức phát triển quốc tế CBM trong thời gian tiếp theo để nhiều NKT ở các địa phương khác cũng có những cơ hội thay đổi và phát triển như mô hình đã triển khai tại Nho Quan. Chủ tịch Hội đồng Quỹ AFV mong muốn qua Hội thảo sẽ nhận được ý kiến góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của quý vị đại biểu để các bên liên quan cùng nhau đánh giá kết quả của công tác thúc đẩy sự tham gia của NKT trong phòng chống thiên tai; chia sẻ và nhân rộng những thực tiễn tốt; bước đầu đưa ra kế hoạch hành động 5 năm (2022 – 2026).

Bà Vũ Thị Tuyết Mai, Trưởng đại diện CBM tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Thay mặt cho nhà tài trợ CBM, bà Vũ Thị Tuyết Mai nhấn mạnh trong hai khung cam kết quốc tế quan trọng này, điều 11 trong Công ước quốc tế về quyền của NKT cũng như mục tiêu số 11 và 13 của mục tiêu phát triển bền vững SDG đều thể hiện rõ tầm quan trọng của hòa nhập khuyết tật, đảm bảo an toàn, an sinh bền vững trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, Sự tham gia của người khuyết tật không chỉ có ý nghĩa với bản thân cộng đồng người khuyết tật mà còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng một xã hội vững mạnh, công bằng hơn. Họ hưởng lợi từ những từ những giải pháp này, đồng thời đóng góp năng lực, khả năng của mình và khẳng định vị thế của họ trong xã hội.

Và Trong lĩnh vực Giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho người khuyết tật (DiDRR) CBM cố gắng giảm tác động của thiên tai đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng thông qua giảm nhẹ và giảm thiểu rủi ro. Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi giúp các cộng đồng ở các khu vực có nguy cơ cao trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh bảo vệ cuộc sống, môi trường và sinh kế khỏi thiên tai – Bà Mai nhấn mạnh thêm.

Cũng theo bà Mai, từ thực tế cho thấy, người khuyết tật, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và các nhóm nguy cơ khác chưa được chú ý đúng mức trong các chương trình, giải pháp Giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR). Tại nhiều nước mà CBM đang có mặt, người khuyết tật chưa được lồng ghép vào các biện pháp ứng phó với thiên tai, lập bản đồ rủi ro hoặc lập kế hoạch sơ tán, khó tiếp cận các nơi trú ẩn và không gian an toàn do các rào cản hoặc rủi ro bảo vệ môi trường và địa phương, đồng thời các giải pháp cứu trợ và hỗ trợ không đầy đủ hoặc không phù hợp. Ngay cả tại Việt Nam, mô hình hòa nhập khuyết tật trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu vẫn còn là khá mới mẻ với nhiều địa phương. Do đó, với số lượng hơn 6 triệu người khuyết tật phân bổ trên toàn quốc và đặc biệt là tỷ lệ người khuyết tật sinh sống tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là lớn nhất trong cả nước, đồng thời khu vực này lại là khu vực phải đối mặt với rủi ro thiên tai lớn nhất tại Việt Nam thì chủ đề này càng cần được thúc đẩy và quan tâm hơn nữa.

Bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng UBQG trình bày tham luận tại Hội thảo

Hội thảo đã được nghe trình bày tham luận với chủ đề “Một số quy định trợ giúp NKT trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu” của bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng UBQG về người khuyết tật Việt Nam; và tham luận “Công tác trợ giúp người khuyết tật trong phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu” của ông Bùi Quang Huy, đại diện Tổng cục Phòng Tránh thiên tai Bộ NN&PTNT.

Cũng tại Hội thảo, một số ý kiến đóng góp đến từ các đại biểu tham dự mong muốn những kết quả từ Dự án, những bài học kinh nghiệm sẽ được tài liệu hóa, chia sẻ rộng rãi và nhân rộng mô hình đã triển khai. Cùng với đó là một số ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn việc tổ chức, triển khai mô hình hiệu quả, đảm bảo phù hợp với các dạng tật cũng như mức độ khuyết tật. Đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực cho người khuyết tật bởi muốn thúc đẩy NKT hòa nhập thì phải nâng cao năng lực cho họ…

Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ LĐTB&XH kết luận Hội thảo

Kết luận Hội thảo, bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ LĐTB&XH đánh giá cao những kết quả của dự án cùng các ý kiến tại Hội thảo. Dự án đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa đối với người khuyết tật, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Đây cũng là một mô hình hay, mang lại hiệu quả lâu dài nhất là về sinh kế, giáo dục, nghề nghiệp, đặc biệt khuyến khích tính chủ động đối với NKT trong ứng phó với thiên tai, dịch bệnh… Từ đó cần được nhân rộng. Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ đề nghị, nên có việc tài liệu hóa và truyền thông rộng rãi về mô hình này đến các cơ quan chức năng và các tổ chức để học tập kinh nghiệm từ mô hình. Mong muốn các địa phương trong thời gian tới sẽ ứng dụng linh hoạt, cải tiến từ mô hình để phù hợp điều kiện địa phương, ứng phó đối với từng tính chất của thiên tai…

PV

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang