Tuyển chuyên gia tư vấn “xây dựng kịch bản và quay video về các hoạt động dự án tại Hòa Bình và Nghệ An”

Bối cảnh.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã đạt được môt số những thành quả quan trọng trong việc hỗ trợ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Là nước thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em (CRC) của Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã thể hiện cam kết với thế giới về việc đảm bảo các quyền của trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng sẽ được thực hiện. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật trẻ em số 102/2016/QH13 năm 2016 cũng đã nêu rõ quyền của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, xã hội và các cơ quan trong việc đảm bảo các quyền cho trẻ em.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật (chiếm 7,8% tổng dân số) và trong số đó 28,3% là trẻ khuyết tật. Mặc dù tài liệu pháp lý cung cấp đầy đủ  số liệu , người khuyết tật (NKT) và trẻ em khuyết tật (TEKT) vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể để thực hiện quyền của mình. Cả nước có trên 1.000.000 NKT nặng, khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hàng triệu NKT, TEKT được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức của NKT đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt mọi mặt. NKT đã có thể tiếp cận trợ cấp  hàng tháng. Tuy nhiên, cơ hội được đi học của TEKT thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp THPT chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi. Chỉ có 2% trường tiểu học và THCS có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về dạy trẻ khuyết tật. Một lý do quan trọng liên quan đến chất lượng và việc thực hiện các chính sách pháp luật, được báo cáo là không có cơ chế thực thi kèm theo, do đó trên thực tế các quy định không được triển khai hoặc chỉ được thực hiện một phần. Một lý do quan trọng khác là Luật NKT đã được phê duyệt sớm hơn nhiều so với Công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT (CRPD) và không hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của CRPD.

Được Quỹ JIFF và Bộ tư pháp phê duyệt dự án “Tăng cường tiếp cận y tế và giáo dục cho trẻ em gái và trẻ em khuyết tật”, Liên hiệp hội về NKT Việt Nam (VFD) triển khai nhiều hoạt động nhằm đạt được mục tiêu được đề ra trong dự án. Các hoạt động gồm khảo sát, hoạt động truyền thông, tập huấn, hội nghị và hội thảo. Những hoạt động này nhằm giúp nâng cao hiểu biết về các khó khăn trong tiếp cận y tế và giáo dục của trẻ em gái và TEKT, các rào cản hỗ trợ trẻ từ phía gia đình, cán bộ cộng đồng và tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình có trẻ em gái và TEKT.

I. Lý do tuyển tư vấn

Video về các cuộc tọa đàm được triển khai trong quá trình triển khai hoạt động dự án nhằm nâng cao năng lực tư vấn chính sách y tế và giáo dục cho trẻ em gái và TKT thông qua hệ thống BVTE

I. Mục tiêu và kết quả đầu ra

1. Mục tiêu:

Góp phần hỗ trợ các dự án truyền thông và các dự án cộng đồng liên quan tới trẻ em gái và trẻ em khuyết tật thông qua việc cung cấp nguồn thông tin phong phú, đa dạng góc nhìn và có tính khoa học về thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em gái và trẻ em khuyết tật tại các địa phương.

2. Kết quả đầu ra:

Có 01 video được hoàn thành và gửi đăng tải trên trang web của Tạp chí điện tử đồng hành việt.

III. Các nhiệm vụ chính của (nhóm) tư vấn

–  Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới nội dung được yêu cầu;

–  Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động;

– Tham gia một số hoạt động của dự án ở giai đoạn cuối để có chất liệu cho việc xây dựng Video;  ghi hình một số cuộc phỏng vấn người hưởng lợi;

–   Phối hợp với cán bộ kỹ thuật dự án Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam để hoàn thiện kịch bản cho Video.

– Tổng hợp, bố cục các hình ảnh được cung cấp từ VFD dể thực hiện việc xây dựng băng;

– Nghiên cứu các góp ý của cán bộ kỹ thuật Liên hiệp hội, Quỹ JIFF để điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện.

Các đầu ra Nhiệm vụ chính
1. Xây dựng kế hoạch Nghiên cứu rà soát các tư liệu, tài liệu sẵn có
2.Tham gia một số hoạt động của dự án Xây dựng kịch bản, ghi chép hình ảnh sự kiện của dự án và quay hình phỏng vấn người hưởng lợi
3. Xây dựng nội dung, lên kịch bản Thực hiện ghi hình và lồng ghép âm thành cho video
4. 01 video  dài từ 10-15 phút được hoàn thành 01 vi deo được chỉnh sửa, bổ sung các ý kiến đóng góp của BTK Quỹ JIFF, cán bộ kỹ thuật dự án để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện

IV. Quản lý

Chuyên gia sẽ làm việc dưới sự giám sát kỹ thuật của cán bộ VFD.

V. Thời gian: Trong khoảng 15 ngày tháng 10-11/2021

VI. Yêu cầu đối với chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia

Hoạt động xây dựng 01 video tọa đàm, hội thảo về xây dựng mô hình, hội thảo về báo cáo kết quả thực hiện dự án tại hai tỉnh Hòa Bình và Nghệ An  về những khó khăn, thách thức tháo gỡ để đảm bảo cơ hội tiếp cận y tế, giáo dục cho trẻ em gái và trẻ khuyết tật đòi hỏi chuyên gia hiểu biết về truyền thông  pháp luật, chính sách của nhà nước Việt Nam qui định cho NKT, có khả năng thực hành tư vấn, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan tới TEKT và gia đình trẻ. Yêu cầu cho chuyên gia hoặc nhóm chuyên tư vấn nêu trên bao gồm:

– Có chuyên môn ngành truyền thông, báo chí, công tác xã hội/xã hội học, Luật,  có kinh nghiệm làm việc với các dự án về truyền thông của lĩnh vực y tế, giáo dục, công tác xã hội cho TEKT và gia đình trẻ khuyết tật.

– Đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu, thực hành truyền thông, quay video về tổ chức sự kiện cộng đồng (ưu tiên cho ứng cử viên có kinh nghiệm truyền, xây dựng băng hình video hoặc quản lý các dự án cho TEG và TEKT).

– Có kinh nghiệm truyền thông tại cộng đồng

Hồ sơ dự tuyển:

– Các tư vấn/nhóm tư vấn gửi  đề xuất dự kiến thực hiện tư ấn nộp hồ sơ dự tuyển.

– CV nêu rõ kinh nghiệm tư vấn/nhóm tư vấn quan  tâm đến tổ chức

Hồ sơ đề nghị của tư vấn/nhóm tư vấn xin gửi về:

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam

Tầng 4 ,139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội ( Hội người mù Việt Nam)

ĐT 0906586171 (c. Hương);  0947 559 056 (c. Định)

Email: vthdinh55@gmail.com

Trước ngày 22/10/2021.

Bài viết liên quan

67

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VTV tổ chức truyền hình thực tế “Sinh Viên Thế Hệ Mới 2024”

ảnh bìa

Nam Định: Khu công nghiệp Mỹ Thuận đón thêm nhà đầu tư

ảnh 1

Nhóm Thiện nguyện Rừng bình yên tặng 10 suất học bổng cho học sinh huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ nhân dịp 27-7

p2

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng giải VnExpress Marathon Nha Trang để khuyến khích lối sống năng động

Picture1

Cần tăng cường và nâng cao truyền thông phản biện chính sách đối với người khuyết tật

Picture2

Chính sách, pháp luật cho người khuyết tật: tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước để “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang