Bối cảnh.
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã đạt được môt số những thành quả quan trọng trong việc hỗ trợ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Là nước thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em (CRC) của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã thể hiện cam kết với thế giới về việc đảm bảo các quyền của trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng sẽ được thực hiện. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật trẻ em số 102/2016/QH13 năm 2016 cũng đã nêu rõ quyền của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, xã hội và các cơ quan trong việc đảm bảo các quyền cho trẻ em.
Theo Bộ LĐTBXH, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật (chiếm 7,8% tổng dân số) và trong số đó 28,3% là trẻ khuyết tật. Mặc dù tài liệu pháp lý phong phú về số lượng, người khuyết tật và trẻ khuyết tật vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể để thực hiện quyền của mình. Cả nước có trên 1.000.000 người bị khuyết tật nặng khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và hàng triệu NKT, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức của NKT đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống và điều kiện sinh hoạt mọi mặt của NKT.đã có thể tiếp cận hỗ trợ tiền mặt hàng tháng. cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp THPT chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi. Chỉ có 2% trường tiểu học và THCS có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về dạy trẻ khuyết tật . Một lý do quan trọng liên quan đến chất lượng và việc thực hiện các chính sách pháp luật, được báo cáo là không có cơ chế thực thi kèm theo, do đó trên thực tế các quy định không được triển khai hoặc chỉ được thực hiện một phần. Một lý do quan trọng khác là Luật Người khuyết tật đã được phê duyệt sớm hơn nhiều so với Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) và không hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của CRPD
Từ những lý do trên với sự hỗ trợ tích cực của Quỹ JIFF, Liên hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam (VFD) thấy cần thiết nghiên cứu dựa trên quyền của trẻ về thực thi các chương trình, các chính sách y tế, giáo dục đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật, việc thu thập dữ liệu các cấp (tỉnh, huyện, xã) có sự tham vấn với các bên liên quan, công dân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật, giúp cải thiện việc thực hiện các chính sách một cách tốt nhất, thông qua khảo sát nghiên cứu khỏa sát không những chỉ ra cái “tốt” theo quy chuẩn mà còn cung cấp những thông tin và phản hồi thiết yếu của người dân nhằm nâng cao hiệu quả quá trình ra quyết định, phân bổ nguồn lực và cung cấp dịch vụ nói chung cũng như việc cải thiện mức độ ưu tiên đến các vấn đề xã hội, tạo ra cơ hội và thách thức cho lĩnh vực chính sách xã hội, chỉ ra nhu cầu cần thiết phải tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch của các cấp chính quyền, nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách.
I. Lý do tuyển chuyên gia
Khảo sát/nghiên cứu này do Quỹ JIFF hỗ trợ về mặt tài chính và Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD) trực tiếp giám sát về mặt kỹ thuật. Do đây là hoạt động đòi hỏi chuyên gia am hiểu biết về pháp luật chính sách cho người khuyết tật, đặc biệt nắm được các công cụ theo dõi việc thực thi chính sách pháp luật, nên cần tuyển 03 chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ thu thập tài liệu thứ cấp thứ cấp về những khó khăn của trẻ em gái và trẻ em khuyết tật trong tiếp cận y tế và giáo dục và tìm ra các lỗ hổng trong Luật, các chính sách, chương trình cho trẻ em.
II. Mục tiêu
Mục tiêu của khảo sát/nghiên cứu là để trả lời câu hỏi “Những khó khăn, rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật” Do vậy, khảo sát/ nghiên cứu hướng tới những mục tiêu cụ thể sau:
– Nhận diện được các nhu cầu từ phía trẻ em, gia đình, xác định được những khoảng trống pháp luật và thực thi pháp luật liên quan tới việc chăm sóc y tế, giáo dục đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật; (chính sách) khiến nhu cầu của họ không được đáp ứng (thực thi chính sách)
-Xác định những khó khăn, rào cản từ phía cán bộ trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nhân viên Công tác xã hội (CTXH), cán bộ chính sách, tư pháp đối với công việc dịch vụ chăm sóc y tế vào giáo dục trẻ em gài và trẻ khuyết tật.
-Xác định những khó khăn, rào cản từ phía cá nhân và gia đình trẻ trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
-Khuyến nghị bổ sung, điều chỉnh các chính sách và thực thi chính sách của cán bộ các lĩnh vực y tế và giáo dục cho nhóm trẻ em gái và trẻ em khuyết tật.
-Thông qua hoạt động nghiên cứu, người tham gia khảo sát tăng cường hơn nhận thức về bất bình đẳng giới, hiểu biết tổn thương của trẻ em khuyết tật, tham gia vận động xây dựng chính sách.
Mục tiêu chung: Tìm ra các khoảng trống về việc thực thi Luật, chính sách của các cấp chính quyền đối với trẻ gái và trẻ khuyết tật về lĩnh vực y tế, giáo dục
Các mục tiêu cụ thể:
1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp về các khó khăn của trẻ em gái và trẻ em khuyết tật trong tiếp cận giáo dục và y tế.
2. Xây dựng bộ công cụ khảo sát: đánh giá rào cản trong tiếp cận y tế và giáo dục đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật tại 4 huyện trong 2 tỉnh Hòa Bình và Nghệ An thuộc địa bàn thực hiện khảo sát
Kết quả đầu ra.
– Một báo cáo 15-20 trang trong đó nhận diện được các khó khăn rào cản tiếp cận y tế và giáo dục đối với trẻ em gái, trẻ em khuyết tật (nghiên cứu tài liệu thứ cấp)
– Một báo cáo kết quả khảo sát khoảng 50-60 trang, trong đó xác định được các rào cản từ các khía cạnh, văn hóa, kinh tế, xã hội, nhận thức, năng lực, cơ chế, chính sách liên quan tới vấn đề tiếp cận y tế và giáo dục của trẻ em gái và trẻ em khuyết tật; xác định được những nhu cầu được đáp ứng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, gia đình trẻ và bản thân trẻ; những khuyến nghị thúc đẩy quyền được chăm sóc y tế và giáo dục của trẻ em gái và trẻ em khuyết tật.
III. Phương pháp và quy mô
1. Tập huấn tại Hà Nội
– Tập huấn cho các chuyên gia về bộ công cụ khảo sát tập trung vào nhóm trẻ em gái và trẻ em khuyết tật, gia đình trẻ, cán bộ bảo vệ trẻ em, tư pháp, y tế, giáo dục, LĐTBXH
2. Khảo sát /nghiên cứu chính sách dối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật tại 4 huyện trong 2 tỉnh Hòa Bình và Nghệ An
Phân tích khuôn khổ chính sách |
Phân tích việc thực thi chính sách |
– Đánh giá rào cản trong tiếp cận y tế và giáo dục đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật. – Cơ chế đảm bảo thực hiện chính sách: ví dụ nguồn lực, cơ chế điều phối |
– Tìm hiểu về việc vận hành các cơ chế thực thi chính sách cấp xã (thông qua thảo luận và phỏng vấn các bên liên quan) – Xác định phản hồi của người dân (trẻ KT và người chăm sóc trẻ chính) về việc thực thi chính sách y tế, giáo dục (mức độ hưởng lợi từ chính sách, những rào cản và cách thức giải quyết các rào cản này). Tham vấn, thu thập thông tin tại 4 huyện trong 2 tỉnh Hòa Bình và Nghệ An |
- IV. Các nhiệm vụ chính
– Cùng VFD xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa
Các đầu ra |
Nhiệm vụ chính |
1.Báo cáo dài 15-20 trang về lỗ hổng trong Luật, các chính sách, chương trình cho trẻ em gái và trẻ em khuyết tật |
Rà soát các hệ thống văn bản pháp luật trong nước và các cam kết của chính phủ việt nam vói quốc tế ( số liệu thứ cấp) |
2.Bộ tài liệu công cụ khảo sát được xây dựng và sử dụng trong lớp tập huấn. |
xây dựng công cụ khảo sát/ bảng hỏi (số liệu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và định lượng ( bảng hỏi) và hoàn thiện |
Bộ công cụ được hoàn thiện ( bảng hỏi định tính, định lượng và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) |
Đi thực địa thử bộ công cụ, tập huấn cho điều tra viên và xuống địa bàn phỏng vấn lấy số liệu sơ cấp tại địa bàn dự án ( 4 huyện của 2 tỉnh Hòa Bình và Nghệ An
|
Bản báo cáo khảo sát đã được xử lý |
Xử lý, tổng hợp dữ liệu, nhập số liệu vào phần mềm SPSS,viết báo cáo khảo sát |
Bản báo cáo dài khoảng 50-60 trang |
Tổng hợp, phân tích viết báo cáo và hoàn thiện
|
1 Bản kiến nghị chính sách bình đẳng giới đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật |
Viết bản kiến nghị chính sách ((Policy brief)
|
- V. Quản lý
Chuyên gia sẽ làm việc dưới sự giám sát kỹ thuật của cán bộ VFD
- VI. Thời gian: Từ tháng 9/2020 – 12/2020
- VII. Yêu cầu đối với chuyên gia/ nhóm chuyên gia
Đối với chuyên gia/ nhóm chuyên gia cấp 3
– Có bằng thạc sỹ luật/xã hội học/công tác xã hội trở lên
– Đã có ít nhất 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực trẻ em gái và trẻ khuyết tật
– Có kinh nghiệm quản lý nhóm nghiên cứu, khả năng thuyết trình với các đối tượng có liên quan
– Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, đặc biệt với trẻ em gái, trẻ em khuyết tật.
– Có kinh nghiệm làm việc với tổ chức Liên hợp quốc (UN), các tổ chức quốc tế
– Có bằng chứng về khả năng viết báo cáo tốt
Đối với chuyên gia/ nhóm chuyên gia cấp 2
– Có bằng đại học Luật/ kinh tế/ xã hội học trở lên
– Đã có ít nhất 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực trẻ em khuyết tật/ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó sẽ là ưu thế
– Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, đặc biệt với trẻ em gái, trẻ khuyết tật.
– Có kinh nghiệm làm việc với UN, các tổ chức quốc tế
– Có bằng chứng về khả năng viết báo cáo tốt
Hồ sơ dự tuyển:
– Các chuyên gia/nhóm chuyên gia quan tâm có thể nộp hồ sơ dự tuyển.
– Hồ nêu rõ kinh nghiệm chuyên gia/nhóm chuyên gia quan tâm đến tổ chức
Hồ sơ đề nghị của chuyên gia gia/nhóm chuyên gia xin gửi về
Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam
Tầng 4 ,139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội ( Hội người mù Việt Nam)
ĐT 04.37349607/ 0947 559 056
Email: vthdinh55@gmail.com
Trước ngày 7/9/2020.