Tung tin thất thiệt covid-19 có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

(DHVO). Diễn biến dịch covid-19 ngày càng phức tạp, thì việc có nhiều thông tin thất thiệt, sai sự thật gây hoang mang cho người dân, thiệt hại hoạt động kinh tế…Vậy những hành vi này sẽ bị mức phạt hành chính như thế nào? Và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không.

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015

Luật An ninh mạng 2018

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007

Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Lan truyền thông tin sai sự thật về dich bệnh covid-19 sẽ bị phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Xử phạt hành chính:

Khoản c Điều 8, Luật An ninh mạng 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP trường hợp phao tin đồn sai sự thật nhằm xuyên tạc, câu like hoặc phục vụ cho mục đích kinh doanh qua mạng,… thì người đăng tin sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền 20-30 triệu đồng đối với tổ chức, 10-15 triệu đối với cá nhân.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 qua quá trình điều tra xác minh, nếu cơ quan chức năng có căn cứ xác định người tung tin thất thiệt nhằm gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về hành vi vu khống, thì mức phạt tù cao nhất 7 năm.

(Ảnh Internet)

Việc che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì sẽ bị mức phạt hành chính cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 8 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 nghiêm cấm các hành vi sau:

– Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
– Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật
– Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm…

Do đó, người nào vi phạm các điều cấm ở trên thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm.

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013 quy định cá nhân phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng.

Nếu che giấu bệnh dịch của mình hoặc người khác thì bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 176/2013 quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo Điều 240 Bộ luật Hinh sự năm 2015 cụ thể:

Phạt tù từ 01- 05 năm hoặc bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng.
– Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;
– Đưa ra hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm của động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
– Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Trong đó, hành vi khác có thể là không tiêu hủy động vật, thực vật bị nhiễm bệnh, không tiến hành cách ly người bị nhiễm bệnh… khiến dịch bệnh dễ dàng bị lây lan…
Phạt tù từ 05 – 10 năm:
– Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Làm chết người.
Phạt tù từ 10 – 12 năm:
– Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
– Làm chết 02 người trở lên

Hành vi trốn khỏi nơi cách ly còn có thể bị truy cứu theo Điều 315 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, với mức phạt tù có thể lên đến 10 năm.

Do đó, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Ngọc Châm

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang