Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về sử dụng Dư luận xã hội phục vụ cho công tác Lãnh đạo, quản lý

(ĐHVO). Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại rất lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người. Dư luận xã hội không chỉ tác động đến đời sống của mỗi con người mà còn mạnh mẽ đến các quá trình chính trị – xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Trong lãnh đạo quản lý, Dư luận xã hội được coi là đối tượng và công cụ của hoạt động này. Trong đó cần nhấn mạnh việc đề cao vai trò của Dư luận xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý, đồng thời cũng cần xem xét nhu cầu và khả năng nắm bắt, sử dụng Dư luận xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp các ngành.[1]


[1] Bài viết được trích từ đề tài khoa học cơ sở phân cấp “Nắm bắt và định hướng dư luận xã hội nhằm phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở một số tỉnh phía Bắc hiện nay” năm 2023 của Học viện Chính trị khu vực 1


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dư luận xã hội

Mặc dù, Hồ Chí Minh không có tác phẩm viết trực tiếp về Dư luận xã hội nhưng trong thực tế vấn đề Dư luận xã hội lại được Người đề cập nhiều lần trong các tác phẩm của mình. Theo GS.TS. Lê Ngọc Hùng trình bày trong bài viết “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và phương pháp tiếp cận Dư luận xã hội”, có ba vấn đề đáng quan tâm khi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Dư luận xã hội: một là vai trò của Dư luận xã hội đối với sự nghiệp cách mạng, hai là vấn đề định hướng Dư luận xã hội, ba là quy trình nắm bắt và sử dụng Dư luận xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý.

Dư luận xã hội và sự nghiệp cách mạng của Đảng: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Dư luận xã hội bao gồm sự hiểu biết, thái độ và sự quyết tâm hành động của quần chúng nhân dân và các cán bộ, đảng viên nhằm xây dựng một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. Năm 1947, Bác Hồ viết tác phẩm nổi tiếng “Sửa đổi lối làm việc”, trong tác phẩm này Bác căn dặn cán bộ phải sửa chữa khuyết điểm khi làm việc với dân. Để tạo ra Dư luận xã hội ủng hộ sự nghiệp cách mạng, Bác Hồ căn dặn cán bộ phải tìm cách “giải thích cho dân hiểu” và không làm theo cách “hạ lệnh, cách “cưỡng bức”. Bởi vì nếu dân không hiểu, sẽ oán trách. Như vậy, trong thực tế lãnh đạo, quản lý, muốn hiểu tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của người dân thì cán bộ, đảng viên phải sát quần chúng, hợp quần chúng và sửa chữa căn bệnh hình thức, bệnh chủ quan. Bác chỉ rõ phương pháp nắm bắt Dư luận xã hội của quần chúng là phải “chịu khó hỏi quần chúng cần cái gì, muốn nghe muốn biết cái gì, ham chuộng cái gì[1]. Người cho rằng, làm cách mạng thì phải định hướng Dư luận xã hội, tức là làm cho dân hiểu vì sao phải làm cách mạng và phương pháp làm cách mạng như thế nào. Từ nhận định như vậy, Bác đã đề ra chủ trương định hướng Dư luận xã hội là tuyên truyền, vận động động để mọi người dân đều hiểu, đều giác ngộ, tin tưởng và đoàn kết đứng lên làm cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc. Làm cách mạng có nghĩa là phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa Mác – Lênin cho dân hiểu. Khi trả lời câu hỏi vì sao phải viết cuốn Đường Kách mệnh, Bác khẳng định: “Sách này chỉ ước sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh1. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, định hướng Dư luận xã hội có nghĩa là làm cho dân hiểu và quyết tâm làm cách mạng, giành và giữ độc lập, tự do cho dân tộc; định hướng Dư luận xã hội phải dựa trên niềm tin tuyệt đối vào dân; định hướng Dư luận xã hội phải phù hợp với nguyện vọng của quần chúng tiến bộ.

Sử dụng Dư luận xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Sinh thời, Bác Hồ là người sớm nhận thấy vai trò của Dư luận xã hội đối với lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Người chỉ rõ: “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muôn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức, Có như thể mới có thể kéo được quần chúng”[2] . Bác chỉ rõ nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém trong công tác, xa rời quần chúng: nơi nào công việc kém là vi cán bộ xa dân chúng, không cùng dân chúng bàn bạc, giải thích. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mội tả những vấn đề mà cán bộ phải quan tâm trong quá trình lãnh đạo, quản lý chính là phải biết lắng nghe Dư luận xã hội, tham khảo và sử dụng Dư luận xã hội, tuyệt đối không được theo đuôi quần chúng. Để đạt được mục tiêu này, Bác cho rằng cần phải tuân thủ một quy trình tìm hiểu, định hướng Dư luận xã hội bao gồm các yếu tố và các bước:

(i) Thu thập ý kiến của tầng lớp xã hội khác nhau về những vấn để nhất trí;

(ii) So sánh kỹ, phân tích kỹ nội dung của các ý kiến;

(iii) Phát hiện mâu thuẫn trong các ý kiến;

(iv) Phân biệt cái đúng và cái sai trong các ý kiến;

(v) Lựa chọn ý kiến đúng trong số các ý kiến đã có;

(vi) Đem ý kiến đúng được lựa chọn cho người dân bàn bạc, so sánh, giải quyết vấn đề.

2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của Dư luận xã hội

Trong tiến trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề Dư luận xã hội. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã coi việc nắm bắt lòng dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lối cách mạng hợp lòng dân. Nhiều văn bản, quyết định của Đảng đã khẳng định điều này. Đặc biệt là kể từ năm 1982, khi Viện Dư luận xã hội (nay là Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội) thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) được thành lập theo quyết định của Ban Bí thư. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện là: tổ chức việc nghiên cứu Dư luận xã hội nhân dân đôi với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề quan trọng có tính thời sự theo quan điểm Mác – Lênin; tổng hợp, phân tích Dư luận xã hội để báo cáo với các cơ quan Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ. Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội được trực tiếp quan hệ với các cấp ủy đảng, các ngành, đoàn thể quần chúng để tổ chức nghiên cứu Dư luận xã hội… Có thể nói rằng, đây cũng chính là quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vai trò, chức năng của việc nghiên cứu, nắm bắt và sử dụng Dư luận xã hội trong hoạt động lãnh đạo của mình.

Trong giai đoạn đổi mới đất nước và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt Dư luận xã hội. Ví dụ: Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương khóa VII đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra Dư luận xã hội (1). Tiếp tục theo tinh thần này, hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã khẳng định: Tổ chức điều tra Dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước. Xây dựng luật về trưng cầu ý dân” (1,2); Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu câu mới, tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt Dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng”. Để triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số  108-KH/TW, ngày 12-3-2012, trong đó chỉ đạo “đổi mới và nâng cao chất lượng điều tra Dư luận xã hội, tập hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tham khảo trước khi quyết định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Ngày 18-8-2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 100-KL/TW về Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu Dư luận xã hội, trong đó nêu rõ: Điều tra, nắm bt, nghiên cứu Dư luận xã hội là công việc quan trọng và rất cần thiết nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế giới, đặc biệt là đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nưc; giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thêm thông tin tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là một khâu quan trọng, cần thiết trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Năm 2005, trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, ban hành theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: Hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi của nhân dân đóng góp, phản ánh với Đảng và Nhà nước; nâng cao chất lượng điều tra Dư luận xã hội.

3. Vai trò của công tác nghiên cứu, nắm bắt Dư luận xã hội

3.1. Tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền định hướng Dư luận xã hội

Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, quản lý đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình Dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành được các chủ trương, quyết sách sát thực, có sức sống, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ trương, quyết sách đó. Công tác nghiên cứu Dư luận xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc ở địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì? Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan lãnh đạo, quản lý) có được người dân ủng hộ không? Nếu không thì tại sao? Có cần dừng việc thông qua không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?…

Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành Dư luận xã hội và các thông tin cụ thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu Dư luận xã hội có khả năng đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng Dư luận xã hội có hiệu quả.

3.2. Góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong xã hội.

Tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước: việc tiếp xúc của các cộng tác viên nghiên cứu Dư luận xã hội với người dân để nắm bắt ý kiến của họ, nhất là các cuộc điều tra, thăm dò Dư luận xã hội là cơ hội để người dân bày tỏ chính kiến, tham gia ý kiến đối với các công việc điều hành, quản lý đất nước của các cấp ủy đảng và chính quyền, nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân: khi người dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe, được coi trọng thì trách nhiệm phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của họ cũng được nâng cao. Nhân dân có “trăm tai, nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ. Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, trên cơ sở đó, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục.

3.3. Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân của các cấp ủy đảng

Cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân mang tính truyền thống lâu nay của các cấp ủy đảng thường là: tổng hợp phản ánh của cấp dưới, các tổ chức chính trị – xã hội; trao đổi, tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các đối tượng; hội thảo…). Cách thức này có ưu điểm là dễ làm, ít tốn kém về thời gian, nhân lực và tài chính, nhưng cũng có những hạn chế như: các thông tin thu được thường không rõ về mặt định lượng, dễ mang tính chủ quan, nhất là trong bối cảnh bệnh thành tích phát triển như hiện nay (các báo cáo dễ bị “vo tròn”, biểu hiện tâm trạng, tư tưởng tích cực dễ bị “thổi phồng”, những vấn đề gai góc, phức tạp trong tâm trạng, tư tưởng xã hội dễ bị bỏ qua).

Điều tra xã hội học về Dư luận xã hội giúp khắc phục những hạn chế nêu trên của việc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng theo các phương pháp truyền thống.

Từ sự phân tích trên cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam về Dư luận xã hội có một đặc điểm chung là đều đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chính vì vậy, đã làm rõ được vai trò to lớn, sự tác động mạnh mẽ của Dư luận xã hội đối với hoạt động của con người. Sức mạnh to lớn của Dư luận xã hội xuất phát từ vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Sự gia tăng vai trò của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đã góp phần tăng cường hiệu lực của Dư luận xã hội. Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu, phân tích Dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.

TS. Vũ Thị Hồng Khanh

Học viện Chính trị khu vực 1- HVCTQGHCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.28.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB CTQG sự thật, Hà Nội, 2011,  t.2, tr.28.

3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khóa VII, Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra Dư luận xã hội.


Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang