Từ người dị tật bẩm sinh đến vận động viên bơi lội

Ngay từ khi mới sinh ra, anh Nguyễn Hồng Lợi đã không may mắn như bao đứa trẻ khác. Bị dị tật bẩm sinh, khuyết thiếu hai chân và tay phải, tưởng như cuộc đời đã đi vào bế tắc. Thế nhưng bằng nghị lực phi thường, anh Lợi đã quyết tâm vượt lên số phận để trở thành vận động viên bơi lội.


VĐV bơi lội Nguyễn Hồng Lợi

Là con thứ hai trong gia đình, không may bị khuyết tật, vì quá xót thương cho hoàn cảnh của anh nên bác ruột anh là bà Nguyễn Thị Nghĩa (chị gái của mẹ anh Lợi) đã nhận anh về nuôi dưỡng. 18 tuổi, anh đi tập bơi trong sự tò mò của tất cả mọi người xunh quanh. Chàng trai ấy chỉ vì không muốn đuối nước khi tắm sông nên anh đã lựa chọn môn thể thao đó để theo đuổi.

Khi về sống cùng bác, hai bác cháu ngày ngày cùng nhau đi bán vé số. Ngày nào kiếm được nhiều tiền thì bác có tiền mua sữa cho cháu uống, ngày ít thì hai bác cháu chỉ có rau cháo sống qua ngày. Song, anh vẫn luôn bị những đứa trẻ trong xóm trêu chọc, và gọi là “thằng Cụt” vì những khiếm khuyết trên cơ thể của mình.

Anh Nguyễn Hồng Lợi đến phòng tập gym để nâng cao sức khỏe

Với người bình thường, bơi lội vốn là môn thể thao khó chinh phục, nên với một người khuyết tật như anh Lợi, lại gặp muôn vàn khó khăn. Trước hết, là vượt qua những ánh mặt hiếu kỳ của những người xung quanh. Những ngày đầu mới tập, anh mỏi cơ, mỏi tay, cơ thể đau rã rời và cố bơi thẳng nhưng vì chỉ có một tay nên anh bơi lệch hẳn sang một bên. Nhưng, bằng sự chăm chỉ, chịu khó để khắc phục những khó khăn của bản thân, chỉ 5 ngày sau, “thằng Cụt” đã làm cho mọi người phải ngỡ ngàng. Càng ngày, anh càng đam mê và yêu thích bộ môn thể thao này. Song hành cùng với việc tập bơi, anh Lợi còn dành thời gian để đến phòng tập gym ba buổi/tuần, mỗi buổi kéo dài khoảng 90 phút. Bắt đầu với những bài tập đơn giản để hỗ trợ cho cánh tay chắc khỏe và khiến cho vai của mình không bị mỏi trong quá trình tập bơi.

Bơi lội chính là nguồn sống của anh Lợi

Tháng 7 năm 2009, sau 4 năm tập luyện, anh Lợi đã được chọn vào đội tuyển bơi lội cuả TP Hồ Chí Minh và tham gia Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc tại Quảng Trị. Anh đã dành được hai chuy chương bạc ở nội dung 100 mét và 200 mét bơi tự do cho người khuyết tật. Thành công từ những bước đầu tiên, bản thân anh cảm thấy tin tưởng và tự tin hơn về bản thân mình, tham gia nhiều hơn các giải đấu trong nước, quốc tế dành cho người khuyết tật. Năm 2014, vận động viên Nguyễn Hồng Lợi dành huy chương đồng ở nội dung bơi lội hạng thương tật S6 100 mét tự do nam tại ASEAN Para Games tại Myanmar. Bộ sưu tập huy chương của anh đã đầy đủ ba màu: Vàng, bạc, đồng với hơn 30 chiếc ở các cuộc thi khác nhau.

Anh Lợi nhận huy chương tại giải vô địch Bơi lội cho người Khuyết tật toàn quốc năm 2019

Gắn bó với bộ môn bơi lội suốt 14 năm qua, và anh Nguyễn Hồng Lợi chưa bao giờ nghĩ quyết định học bơi là một sai lầm. Làn nước trong xanh, nơi mà anh Lợi được sống cùng đam mê, được là chính mình, được khẳng định bản thân mình. Anh cũng chứng minh cho mọi người thấy rằng không điều gì mà người khuyết tật không làm được. Hình ảnh của anh Lợi sẽ là nguồn động lực cho những số phận sinh ra đã không được may mắn như những người khác, và cả chúng ta. Phải biết vượt lên số phận, không được đầu hàng trước mọi hoàn cảnh bởi cuộc đời sẽ không bao giờ phụ công những cố gắng của chính mình.

Quỳnh Chi

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang