Tự do ngôn luận trên mạng xã hội – giá phải trả

(DHVO) Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tiếp cận báo chí, tiếp cận thông tin.

Vậy, tự do ngôn luận là gì? Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng về tự do ngôn luận. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Trong thực tiễn, không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét, xúc phạm,…. Việt Nam cũng vậy, công dân sẽ thực hiện quyền này do “pháp luật quy định”.

Thực tế có rất nhiều người có thể không hiểu rõ về vấn đề này nên đã có nhiều hành vi chưa hay không phù hợp với quy định của luật. Đặc biệt là những người đang mang trong mình những bức xúc, suy nghĩ bất cần. Theo đó, nhiều người đã thể hiện những tư tưởng, quan điểm vượt quá giới hạn về quyền tự do ngôn luận được cho phép nên đã phải trả cái giá khá đắt. Đơn cử như mọi người rất dễ dàng sử dụng các tài khoản của chính bản thân mình hoặc những tài khoản ảo để đăng tải những hình ảnh, thông tin, clip nhằm vu khống, bôi nhọ, xúc phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi, nhân phẩm và danh dự của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Với thực trạng ngày nay, do xã hội hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển, cái giá này đến với nhiều người hơn!

Ảnh minh họa – Nguồn Intetnet

Ngày 20/01/2020 vừa qua, anh Chung Hoàng Chương trú tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều – chủ tài khoản facebook “Chương May Mắn” đã bị Cơ quan CSĐT – Công an quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ra quyết định khởi tố bị can về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” do có những hành vi xuyên tạc đối với lực lượng vũ trang trong khi thi hành công vụ.

Bên cạnh cái giá phải trả, hành vi của những người này còn gây ra những hậu quả khôn lường cho những đối tượng bị họ nhắm tới. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ vào khoảng năm 2015, nữ sinh N.T.A.T ở Cẩm Mỹ, Đồng Tháp đã uống thuốc sâu tự tử do xấu hổ khi bị bạn trai tung “clip nóng” lên mạng. Theo đó, ngoài cú sốc với người bạn trai này, nữ sinh còn bị đám đông tài khoản trên mạng xã hội “nhảy vào” mắng chửi khiến nữ sinh rơi vào trạng thái bế tắc, không lối thoát và sinh ra suy nghĩ tiêu cực.

Thiết nghĩ, ngoài những quy định pháp luật mang tính chất xử lý hành vi tự do ngôn luận nêu trên thì các cơ quan, tổ chức nên có những biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của công dân về tự do ngôn luận.

Thu Hà

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang