(DHVO)Những ngày qua, cả nước hướng về miền Trung trong nỗi âu lo thấp thỏm, nỗi xót xa trước mất mát đau thương mà người dân phải gánh chịu, do hậu quả nặng nề của mưa lũ. Mỗi người một cách, trong khả năng và điều kiện của mình, đều mong muốn góp phần nhỏ bé, chia sẻ với hoạn nạn của đồng bào.
Trường THPT Mai Hắc Đế-thành phố Hà Nội được thành lập với tôn chỉ “là nơi đào tạo, phát triển toàn diện cho học sinh, tạo nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng, sức khỏe để xây dựng một thế hệ tài năng, nhiệt huyết, tự tin trong nền kinh tế tri thức, góp phần tạo dựng xã hôi phồn vinh“. Nhiều năm qua nhà Trường luôn có những hoặt động thiện nguyện đầy ý nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt phát huy truyền thống đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”, là lành đùm là rách”, “là rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc Việt Nam, cán bộ, đảng viên, giáo viên, người lao động, phụ huynh, các nhà hảo tâm và học sinh trường THPT Mai Hắc Đế đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung.
Học sinh Trường THPT Mai Hắc Đế quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung
Lễ phát động có sự tham gia của toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường cùng đại diện ban cha mẹ học sinh và gần 700 học sinh. Mỗi cán bộ, giáo viên đã tham gia ủng hộ tối thiểu một ngày lương. Đối với các học sinh các em đã tiết kiệm một bữa ăn để dành tiền ùng hộ đồng bào miền trung. Tuy số tiền quyên góp được qua lễ phát động này chưa nhiều nhưng đó là tình cảm chân thành của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường gửi tới đồng bào miền trung với mong muốn góp phần nhỏ bé, chia sẻ với hoạn nạn của đồng bào trong lúc khó khăn này.
TS Phạm Kim Thư, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Việc tổ chức vận động không chỉ góp phần nhỏ bé giúp đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn mà còn là dịp để Nhà trường giáo dục học sinh về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường”
Ban lãnh đạo Nhà trường xác định lòng tốt cũng rất cần đi kèm với kỹ năng. Bão lũ đi qua, miền Trung sẽ còn ngổn ngang rất nhiều nỗi lo: lo dịch bệnh, lo ô nhiễm, lo dựng lại từng nếp nhà, hồi sinh những xóm thôn đã hoang tàn kiệt quệ. Kế mưu sinh của người lớn, chuyện đèn sách của trẻ con… người dân miền Trung cần sự tiếp sức lâu dài của cả nước, chứ không chỉ trong và ngay sau đợt lũ này. Do vậy với số tiền quyên góp được Nhà trường sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để chuyển tới ủng hộ đồng bảo miền Trung sau lũ để sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Châu Nguyên