Trường THCS Nguyễn Du: Tập huấn về chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến

(ĐHVO). Trong thời điểm học sinh, sinh viên các trường trên cả nước nghỉ học do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường trên địa bàn TP. Hà Nội đã áp dụng công nghệ học trực tuyến để ứng phó với dịch bệnh. Nhận thấy đây là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả, chiều ngày 26/02/2020 trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Sáng tạo Việt Nam tổ chức buổi tập huấn về chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến để áp dụng trong việc dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Buổi chuyển giao công nghệ có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du; Ông Nguyễn Công Tùng – Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Sáng tạo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội những người lao động Sáng tạo Việt Nam; ThS. Lê Ngọc An – Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Đại Nam,  Ông Phạm Quốc Trình – Đại diện hãng công nghệ Zoho tại Việt Nam; Ông Đặng Đình Công – Đại diện Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Bachkhoa-Aptech cùng toàn thể giáo viên trường THCS Nguyễn Du.

Buổi tập huấn về chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến diễn ra tại trường THCS Nguyễn Du.

Phát biểu tại buổi tập huấn bà Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du bày tỏ dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thầy và trò cùng nhà trường luôn suy nghĩ làm thế nào để các em có thể tiếp thu được bài giảng trên lớp, không bị mất đi kiến thức trong thời gian nghỉ học. Và phương pháp đào tạo trực tuyến chính là lời giải cho bài toán trên. Hi vọng thầy cô có thể tiếp cận hiệu quả để sớm đưa phương pháp dạy học trực tuyến với công cụ hỗ trợ là phần mềm Zoho vào giảng dạy.

Phần mềm Zoho với tính năng vượt trội trong việc học trực tuyến đã được ông Ông Phạm Quốc Trình – Đại diện hãng công nghệ Zoho tại Việt Nam chia sẻ và hướng dẫn trực tiếp giáo viên sử dụng phần mềm. Công nghệ Zoho được thiết kế với những ưu điểm như Chat, hangout chia sẻ tài liệu, hỏi đáp trực tiếp ngay tức thì, đánh giá bài học. Có thể tổ chức như một lớp học trực tuyến, cho phép xây dựng, quản lý và giám sát toàn bộ học sinh của lớp trên một giao diện chính, luôn cập nhật được lịch trình của tổ chức lớp học, tương tác và phản hồi giữa học sinh và giáo viên thuận tiện và có thể lưu lại bài giảng của mình. Hơn nữa phần mềm này được thiết kế sử dụng dễ dàng, phục vụ, hỗ trợ một cách tối ưu đối với việc dạy và học của giảng viên, sinh viên.

Cùng với đó, ThS. Lê Ngọc An – Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) Trường Đại học Đại Nam giới thiệu hệ thống Test Online trên mô hình dự án Đại học Không giấy. Theo đó sau khi kết thúc bài giảng, giáo viên có thể đăng lên những bài kiểm tra trên hệ thống này và học sinh, sinh viên sẽ truy cập để làm bài, tra cứu được kết quả cũng như xem điểm số của mình. Với việc kết hợp giữa dạy và làm các bài kiểm tra sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến của người sử dụng.

Các chuyên gia công nghệ hướng dẫn thầy cô sử dụng phần mềm Zoho.

Với việc kết hợp lý thuyết và thực hành cùng sự hỗ trợ từ các chuyên gia công nghệ, các giáo viên của trường THCS Nguyễn Du đều đã được tiếp cận phần mềm cũng như thử nghiệm thực tế ngay trong buổi tập huấn.

Thầy Trần Quang Huy – Giáo viên bộ môn toán bày tỏ: “Bản thân mình thấy phần mềm dễ sử dụng và mình nghĩ khi triển khai đến các lớp học sẽ đạt được những hiệu quả nhất định trong việc giảng dạy”.

Cô Hoàng Thị Thùy Trinh – Giáo viên bộ môn Ngữ Văn cũng đồng tình: “Mới đầu mình tiếp xúc với phần mềm còn chưa quen, sau khi được hướng dẫn thì mình sử dụng đã thành thạo hơn và đây cũng là phương pháp dạy có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm việc hướng dẫn các em sử dụng như thế nào để thuận tiện nhất cho cả cô và trò.”

Kết thúc buổi tập huấn chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến, thầy cô trường THCS Nguyễn Du đều nhất trí rằng trước tình hình hiện nay thì việc áp dụng mô hình giảng dạy này là một phương pháp hiệu quả để ứng phó với dịch Covid-19. Chắc chắn với sự hỗ trợ từ các đơn vị hợp tác, nhà trường sẽ sớm triển khai và đưa công nghệ đào tạo trực tuyến vào giảng dạy, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của nhà trường ở hiện tại và cả trong tương lai.

Lan Phương.

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang