Trường giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi Thái Nguyên: Hạnh phúc khi được sẻ chia

(ĐHVO).Thành lập năm 1995, trải qua hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi của Tỉnh, địa chỉ tại đường Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên đã trở thành mái nhà chung ấm áp đối với trẻ khuyết tật.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp tại tỉnh Thái Nguyên và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, những năm qua nhà trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ dạy văn hóa và dạy nghề cho trẻ khuyết tật, giúp các em tự tin bước vào cuộc sống, trở thành người có ích cho xã hội. Nhà trường phát triển và hoạt động hiệu quả, để trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục và phát triển trong những điều kiện tốt nhất.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tổng số học sinh toàn trường hiện nay là 290 học sinh gồm 19 lớp với 3 cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS. Học sinh nhà trường gồm các dạng tật khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. Nhà trường hiện đang có các lớp học khang trang, đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi như ánh sáng, quạt mát, nhà vệ sinh tiện lợi, sạch sẽ, có đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm và đạt chuẩn về trình độ. Có thể nói, sự đổi mới sáng tạo trong dạy và học là sự đổi mới tích cực. Song, để làm được sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt với đối tượng học sinh khuyết tật.

Trong một lớp học có nhiều học sinh với các dạng tật khác nhau như khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ, tật vận động …các em học sinh khiếm thính gặp khó khăn trong việc tìm hiểu nghĩa của từ, nhất là những từ trừu tượng, chính vì thế các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa hay câu hỏi của giáo viên yêu cầu. Các em khiếm thị thì không thể nhận biết nội dung qua những tranh ảnh minh họa, biểu đồ, bản đồ, hình vẽ … nhưng khả năng tư duy của các em khá tốt. Các em chậm phát triển trí tuệ thì có khó khăn về vấn đề tư duy, vì thế nội dung kiến thức bài dạy cần lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, có nhiều em là con em của các gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo, các em nhà ở vùng sâu, vùng xa nên sự quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế. Các thầy cô ở đây đã luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận những phương pháp mới, có nhiều tiết dạy bằng giáo án điện tử để kích thích sự hứng thú của các em học sinh. Họ vẫn luôn trăn trở muốn tìm ra phương pháp dạy học thiết thực với các em, để các em được phát triển tốt hơn. Dựa vào nguyện vọng của gia đình học sinh và đặc điểm nhận thức của các em, với lứa tuổi trung bình của các em học sinh là từ 10 đến 16 tuổi, thêm vào đó là các em ở xa nhà nội trú tại trường nên việc rèn luyện và phát triển kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho các em học sinh là rất thiết yếu và quan trọng để khi trở về nhà các em có thể tự phục vụ, có kỹ năng sống, giảm được gánh nặng cho gia đình.

 

tre-em-thiet-thoi-TN

Ảnh minh hoạ: Nguồn Internet

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, chị Nguyễn Thị Kim Nhung, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Trong năm học 2018- 2019 vừa qua với sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; Trong công tác dạy và học với các các phương pháp đặc thù, nhà trường đặc biệt chú trọng dạy cho học sinh kiến thức cơ bản, các kỹ năng cuộc sống, kỹ năng giao tiếp và tự phục vụ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao nhằm phát huy năng khiếu cho các em học sinh và đã đạt được nhiều thành tích cao trong các hội thi, tháng 12/2018 vừa qua với tiết mục múa “Suối đàn” của các em học sinh khiếm thính đã đạt giải Huy chương Bạc trong hội thi tiếng hát từ trái tim do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Đối với các em học sinh từ 14 tuổi trở lên được học các nghề thêu, nghề may, tin học văn phòng, sau khi ra trường nhiều em đã tìm được việc làm ở các công ty may, công ty quảng cáo có thu nhập ổn định và tự lập trong cuộc sống. Trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng với hơn 130 học sinh khuyết tật ở nội trú tại trường, nhà trường luôn chú trọng giáo dục ý thức tự lập cho học sinh, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác y tế trường học, liên hệ với Bệnh viện khám bệnh miễn phí cho các em học sinh, thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính sách cho học sinh thuộc hộ nghèo cận nghèo, đảm bảo các điều kiện cho các em học tập và sinh hoạt tại trường.” Cán bộ nơi đây từng bước thực hiện việc phát triển và rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ (KNS, KNTPV) cho các em ở các tiết dạy học kỹ năng, theo chương trình trên lớp, cùng một số tiết dạy chuyên đề của tổ và đã đạt được mục tiêu nhất định. Nhưng ở các tiết học trên lớp chủ yếu là lý thuyết, còn ở tiết dạy chuyên đề của tổ chỉ có 1 tiết/1 năm học thì các em thực hành không được nhiều.

Với đặc thù học sinh khuyết tật, ngoài dạy kiến thức thì việc cần thiết là dạy cho các em những kỹ năng trong cuộc sống và trong giao tiếp thông qua các giờ học, các tiết học trên lớp, các buổi giao lưu, ngoại khóa, tổ chức các trò chơi học tập để các em vừa có kiến thức vừa có kỹ năng giúp các em hòa nhập tốt với xã hội và cộng đồng. Sau một năm nỗ lực phấn đấu nhà trường đã ghi nhận và khen thưởng 19 tập thể lớp tiên tiến; 235 học sinh trong đó 64 học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 89 học sinh tiên tiến/hoàn thành tốt nhiệm vụ; 15 học sinh chăm ngoan; 67 học sinh có thành tích tốt trong các mặt: học tập, văn nghệ, lao động, học nghề. Khen thưởng cho 13 giáo viên, nhân viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, khen về hồ sơ giáo án, hoàn thành tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh. Nhà trường đã thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên môn – học ngôn ngữ ký hiệu nhằm mở rộng vốn từ vựng về ngôn ngữ ký hiệu, nâng cao kỹ năng ký hiệu, kỹ năng giao tiếp với người khiếm thính; các buổi thao giảng, trao đổi kinh nghiệm, tìm ra những phương pháp tối ưu để giảng dạy cho học sinh từng dạng tật đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng được nâng cao, tạo được niềm tin đối với phụ huynh và học sinh.

Xuân Phương

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang