Tro xỉ tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là sản phẩm phụ khá đắt khách

(DHVO) Tro xỉ thải được tạo ra từ các nhà máy nhiệt điện là một dạng “tài nguyên khoáng sản thứ sinh”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay loại tài nguyên này đang không được sử dụng triệt để để bảo vệ ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế. Vấn đề này cần có giải pháp để sử dụng triệt để. Theo thống kê, hiện nay có 25%-35% sản lượng than dùng để sản xuất nhiệt điện trở thành tro xỉ than, việc giải quyết lượng tro  xỉ khổng lồ này đang là vấn đề đầy thách thức không chỉ đối với các nhà máy nhiệt điện mà đối với toàn xã hội. Tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại Hải Dương (NMNĐ), tro xỉ lại là sản phẩm phụ khá đắt khách.

xu ly tai nha may nhiet dien pha lai

Một phần của quy trình xử lý tro xỉ tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

(Ảnh: Nguồn internet)

Ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP NMNĐ Phả Lại nêu tại báo Xây dựng thì theo tính toán về vòng đời của NMNĐ Phả Lại, bãi chứa của nhà máy đã phải đầy từ lâu. Tuy nhiên, trên thực tế, bãi chứa của nhà máy không những không đầy mà vơi dần, gần như không còn gì. Hiện nay, tro xỉ của nhà máy sản xuất đều được tiêu thụ hết 100%. Các khách hàng tro bay lớn của Công ty NMNĐ Phả Lại gồm một Công ty  Hàn Quốc, Công ty  CP Sông Đà Cao Cường và nhiều hộ tiêu thụ khác.

Chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo Công ty CP NMNĐ Phả Lại nêu tại Báo Xây dựng cho rằng trong việc xử lý tro xỉ, quan tâm hàng đầu là bài toán môi trường chứ không phải lợi nhuận. Chủ đầu tư NMNĐ cần phải có chính sách thu hút các nhà đầu tư xử lý tro xỉ vào cuộc. Tại nhà máy dây chuyền 1, Cty CP NMNĐ Phả Lại đã mời nhà thầu Hàn Quốc đầu tư hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ISP), cho phép thu hồi trên 99,8 lượng tro bay phát sinh trong quá trình nhà máy đốt than sản xuất điện. Tro bay được thu từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện được đưa vào các silo chứa trước khi Công ty Hàn Quốc sử dụng làm vật liệu xây dựng. Đổi lại, Công ty Hàn Quốc được ký hợp đồng dài hạn mua toàn bộ tro xỉ phát thải của dây chuyền 1.Còn tại nhà máy dây chuyền 2, Công ty CP Cao Cường Sông Đà là 1 trong những đơn vị tiêu thu chính và xử lý tro xỉ theo công nghệ tuyển ướt, sấy khô. Theo đó, tro phát thải được hòa với nước theo tỷ lệ 1/9, rồi bơm ra bể chứa khu vực NMNĐ. Từ bể chứa, theo tuyến đường ống dẫn dài hơn 2km, tro lỏng được được dẫn về nhà máy của SCL. Tại đây, tro xỉ được xử lý, phân tách các thành phần carbon và các thành phần khác còn dư. Sản phẩm chính của quá trình tuyển ướt sây khô này là tro bay đã qua xử lý, được sử dụng trong sản xuất bê tông đầm lăn đập thủy điện và gạch bê tông khí chưng áp AAC…

Xử lý tro thải ở các nhà máy nhiệt điện là một vấn đề đáng được các nhà máy nhiệt điện quan tâm. Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp nhiệt điện bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế.

 

Trang Quỳnh (T/H)

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang