Trẻ em lang thang, cơ nhỡ – đối tượng cần được quan tâm

(ĐHVO). Hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp các trẻ lang thang ở bất kỳ đâu trên khắp các tỉnh thành ở nước ta. Rõ ràng, đây là đối tượng rất cần nhận được sự quan tâm của cộng đồng để có thể có một tương lai tươi sáng.

Ảnh: nguồn Internet

Trẻ em lang thang, cơ nhỡ thường là những trẻ bị mồ côi cha mẹ hay mất đi người thân và không có nơi nương tựa. Vì vậy, khác với các bạn bè cùng trang lứa, những đứa trẻ này thường phải lang thang khắp nơi một mình để kiếm sống thay vì được yêu thương, chăm sóc bởi gia đình. Điều này khiến cho các em không được tiếp cận nền giáo dục chính quy, không được bảo ban, dạy dỗ và dễ sa đà vào các tệ nạn hay thực hiện những hành vi bất hợp pháp.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho một đứa trẻ trở thành trẻ lang thang. Trước hết, có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân chính khiến cho ngày càng nhiều trẻ lang thang là do sự vô trách nhiệm của những người sinh thành ra các em. Có nhiều người làm cha, làm mẹ nhưng không thực hiện kế hoạch hóa gia đình, để rồi khi sinh con ra không có khả năng nuôi nấng, bỏ rơi con mình nơi đầu đường xó chợ. Có những người thì vì lầm lỡ nhưng không dám chịu trách nhiệm nên sau khi sinh con ra đã nhẫn tâm bỏ rơi con mình. Bên cạnh đó, có nhiều đứa trẻ vô tình trở thành trẻ lang thang do bố mẹ mất sớm và không có người thân thích.

Trở thành trẻ lang thang đồng nghĩa với việc trẻ em đã phần nào mất đi tương lai tươi sáng phía trước. Xã hội vô cùng phức tạp và đầy rẫy các cạm bẫy, nếu may mắn được vào các cơ sở chăm sóc trẻ cơ nhỡ, các em còn được học tập và chăm sóc. Còn nếu kém may mắn hơn, các em có thể rơi vào tay những kẻ xấu. Khi ấy, từ những đứa trẻ ngây thơ, trẻ em có thể sẽ bị biến thành những kẻ côn đồ và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nguy hiểm hơn, nhiều em còn có thể rơi vào tay những kẻ bắt cóc, buôn người và bị biến thành lao động khổ sai, nô lệ tình dục hay thậm chí bị giết chết để lấy nội tạng.

Không chỉ đối mặt với những tổn thương về thể chất, trẻ lang thang, cơ nhỡ cũng có thể phải chịu những tổn thương trong tinh thần. Vì không nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, các em có thể sẽ phải chịu những nỗi buồn hay cảm thấy ghen tỵ với các bạn có đầy đủ cha mẹ khác. Bên cạnh đó, nếu rơi vào tay kẻ xấu, các em có thể sẽ bị làm méo mó tâm lý và nhân cách. Ngoài ra, đối với những trẻ bị bóc lột, hành hạ, các em sẽ luôn cảm thấy tự ti và sợ hãi khi tiếp xúc với người khác.

Trước những nguy cơ trên, trẻ em lang thang, cơ nhỡ rất cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời về mọi mặt để có được một cuộc sống hạnh phúc và có thể phát triển tương lai. Tính đến thời điểm hiện tại, các tổ chức nhân đạo trong nước và trên thế giới cũng như Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hành động nhằm bảo vệ đối tượng này. Nhiều cơ sở tình thương đã được xây dựng để các em có nơi ở và sinh hoạt cũng như có cơ hội được chăm sóc, học tập và phát triển như Làng trẻ em SOS và các mái ấm dành cho trẻ em cơ nhỡ. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều mạnh thường quân, các nhà hảo tâm sẵn lòng nhận nuôi những trẻ cơ nhỡ để các em có cuộc sống tốt đẹp ơn. Ngoài ra, nhà nước cũng có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, bảo đảm cuộc sống cho các trẻ lang thang, cơ nhỡ.

Có thể thấy rằng, trẻ em cơ nhỡ là đối tượng rất cần nhận được sự quan tâm của xã hội để có thể có một cuộc sống đủ đầy và cơ hội phát triển cuộc sống. Để giúp cho các em bớt khó khăn cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

 

Đỗ Cường

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang