(ĐHVO). Chậm phát triển trí tuệ là chứng bệnh khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Hiện nay, số lượng trẻ mắc các bệnh về chậm phát triển chí tuệ có dấu hiệu tăng lên và điều đáng lo ngại là các bác sĩ cho rằng ngoài yếu tố di truyền, thì sự chủ quan từ phía cha mẹ cũng là một trong những yếu tố gây ra ra tình trạng này. Vậy phụ huynh cần lưu ý những vấn đề gì để xác định sức khỏe con mình có phát triển bình thường và trả lời được câu hỏi”Con tôi có phát triển toàn diện hay không”.
Trẻ em sinh ra phát triển có những giai đoạn phát triển khác nhau, trong giai đoạn đầu từ khi sinh ra cho đến 7 tháng tuổi, các bé trai phát triển nhanh hơn các bé gái. Sau giai đoạn này đến 4 khi được 4 tuổi, các bé gái sẽ phát triển nhanh hơn. Và từ sau 4 tuổi đến khi dậy thì thì cả bé trai và bé gái có tốc độ phát triển như nhau. Người khuyết tật về thể chất thì có thể nhận biết rất rõ và đang dần có những sự chủ động hòa nhập vào cộng đồng. Những tấm gương về người khuyết tật chiến thắng hoàn cảnh và nỗ lực vươn lên là người có ích cho xã hội cũng đã dần nhiều lên. Chưa kể đến là có rất nhiều những ngôi trường nhận trẻ khuyết tật để dạy dỗ cùng với trẻ bình thường cũng đã góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ người khuyết tật có thể hòa nhập được với cộng đồng.
Trẻ em chậm phát triển và những điều phụ huynh cần lưu ý (Ảnh minh họa – internet)
Với những người khuyết tật về chí tuệ thì lại không dễ dàng như vậy. Riêng việc xác định và chấp nhận con mình là trẻ khuyết tật trí tuệ cũng đã là một việc không đơn giản đối với mỗi gia đình. Nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy lo lắng khi nghe đến con mình bị chậm phát triển. Tuy nhiên, nếu được quan tâm và can thiệp đúng cách thì rất có khả năng trẻ sẽ bắt kịp và phát triền đồng đều như các bạn cùng trang lứa. Các bác sĩ y khoa dùng khái niệm chậm phát triển để nói về những trẻ không đạt được các mốc chậm phát triển về mặt vận động, ngôn ngữ, khả năng nói trong phạm vi được coi là bình thường theo độ tuổi.
Có 4 kiểu chậm phát triển thường gặp là: Chậm phát triển khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển khả năng nói, chậm phát triển khả năng vận động tinh và khả năng vận động thô. Ví dụ: Hầu hết trẻ sẽ biết đi khi được từ 12-14 tháng tuổi và biết nói một vài từ khi được từ 15-18 tháng tuổi. Nếu qua giai đoạn trên mà trẻ vẫn không có cố gắng tập đi hoặc không nói gì thì đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển. Cũng có một số trẻ chậm phát triển đáng kể không chỉ ở một mà là ở hai hay nhiều khả năng. Ví dụ: Trẻ hơn 2 tuổi mà không biết đi cũng không biết giao tiếp. Tuy nhiên, để biết rằng mức độ phát triển của trẻ như thế nào thì bố mẹ cần để bác sĩ nhi khoa đánh giá cụ thể. Tình trạng chậm phát triển của trẻ có thể bắt nguồn từ những gen di truyền gây bệnh như: Hội chứng Down, chứng tự kỷ, hội chứng Prader Willi và Fragile X. Ngoài ra còn có thể do những chấn thương, bệnh tật, tiếp xúc hóa chất, không đủ chất dinh dưỡng của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ đều có thể là nguyên nhân gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Ngoài các nguyên nhân trên thì sự thờ ơ, không quan tâm, để ý đến tình trạng sức khỏe, tâm lý của con cái của một số bậc phụ huynh cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng chậm phát triển của trẻ trở lên phức tạp hơn.
Trẻ em chậm phát triển và những điều phụ huynh cần lưu ý (Ảnh minh họa – internet)
Vậy khi nào bố mẹ cần can thiệp khi thấy con chậm phát triển? Nếu thấy lo lắng về bất kỳ điều gì liên quan đến sự phát triển của trẻ bố mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trong một số trường hợp, do quá lo lắng, bố mẹ có thể bị nhầm lẫn về mức độ phát triển của trẻ. Chẳng hạn, một số trẻ hơi ít nói những khả năng hiểu ngôn ngữ vẫn tốt, không hề thua kém các bạn đồng trang lừa thì không thể gọi là chậm phát triển được. Dù sao, trẻ cũng nên được bác sĩ đánh gia các mốc phát triển khi đạt 9 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 30 tháng tuổi. Nếu trẻ thực sự bị chậm phát triển, bố mẹ nên can thiệp càng sớm càng tốt bằng cách làm theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra cho trẻ. Một số trẻ có thể cần được điều trị, trị liệu lâu dài nên bố mẹ hay kiên nhẫn và làm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ đã đi học, bố mẹ có thể trao đổi với giáo viên và nhà trường để tạo cho trẻ một môi trường phát triển phù hợp.
Dù thế nào, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng, mỗi trẻ là một cá thể khác biệt và có tốc độ phát triển khác nhau, bố mẹ hay luôn thương yêu và đồng hành cùng các trẻ để đi qua những giai đoạn khó khăn này.
Nhật Nam