Trăn trở của nghệ nhân nồi đất nung Cổ Đạm

Bà Hoàng Thị Sinh năm nay 73 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xã Cổ Đạm (thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vùng đất không chỉ nổi tiếng với Ca trù Cổ Đạm mà còn gắn liền với làng nghề truyền thống làm nồi đất. Bà Sinh là nghệ nhân làm nồi đất thuộc những thế hệ già cội của xã Cổ Đạm, nghề nồi đất hiện đang có nguy cơ bị thất truyền.

Nghe nhan làm noi dat Co Dam

Bà Hoàng Thị Sinh bên không gian riêng lúc còn làm nồi đất

(Ảnh gia đình cung cấp).

Theo lời kể của bà Sinh, bà học nghề làm nồi đất từ khi còn nhỏ và gắn liền với cuộc sống mưu sinh của bà. Nhờ nghề làm nồi đất và hoạt động nông nghiệp, bà đã nuôi năm người con khôn lớn và trưởng thành.

Làm nồi đất là một việc cần nhiều thời gian và sự tỉ mẩn. Hiện trong ngôi nhà cũ của bà Sinh còn lưu giữ những kỷ niệm trong thời gian làm nghề, đó là những chiếc chày, chiếc cối giã đất, lò gạch nung. Bà chỉ rằng, làm nồi đất phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc đi lấy đất sét trên núi cao đến phân loại đất, nhào đất, tạo dáng sản phẩm, tráng men, phơi nồi, nung ở nhiệt độ cao. Công việc rất khó khăn, vất vả mà hiệu quả kinh tế không cao nên người trẻ trong xã không có ai kế tục và gắn bó với nghề.

Bà Hoàng Thị Sinh cho hay, khoảng trước những năm 2008, nghề nồi đất ở địa phương còn có những đơn hàng xa của các nhà hàng, khách sạn – nơi phục vụ các món ăn truyền thống tuy nhiên những năm 2008 trở đi, các sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, chủ yếu là tiêu dùng ở địa phương, số lượng sản phẩm các nghệ nhân làm ra không nhiều, không tiêu thụ theo hướng công nghiệp được nên không thể nhận các đơn hàng công nghiệp lớn. Từ đó, mỗi năm bà chỉ nung 3,4 lần để chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng. Dần dần, ít dần bà không còn làm nghề nữa. Hiện, trong xã không còn ai gắn bó với nghề, không còn ai biết làm nồi đất. Riêng bà, đã dừng hẳn không còn làm nồi nữa từ năm ngoái, trước đó bà Phạm Thị Thiện, là em gái của bà Sinh cũng đã bỏ nghề.

Được biết, nghề làm nồi đất ở Cổ Đạm đã tồn tại từ nhà Mạc, cách đây khoảng 600 năm. Một thời gian dài, nghề làm nồi đất là nghề chính nuôi sống những gia đình tại thôn Kỳ Đông, Kỳ Tây (nay là thôn 3 và thôn 7, xã Cổ Đạm). Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, làng nghề đã có những lúc hưng thịnh. Theo cụ Lê Văn Hoan – một cao niên trong làng thì vào những năm 60,70 của thế kỷ trước, nghề làm nồi đất phát triển hưng thịnh nhất với đa dạng mẫu mã như niêu cơm, vùa uống nước, ấm sắc thuốc, nồi đồ xôi, nồi rang,.. Những người cao niên trong làng hay những người trung niên tại Cổ Đạm hiện nay vẫn giữ thói quen dùng một số vật dụng bằng đất nung như nồi rang, nồi đồ xôi vì tính tự nhiên và  tạo ra những đồ ăn ngon, mang hương vị đặc trưng của món ăn. Những vị cao niên kể rằng, cốc nước chè Hà Tĩnh ngày xưa không thể thiếu chiếc vùa từ đất nung, được ủ ấm trong trấu thóc, rót ra cốc nước thơm lừng, đó mới là cốc nước chè đặc trưng của Hà Tĩnh. Họ nhìn xa xăm, giờ tìm đâu các sản phẩm ngày xưa khi các nghệ nhân làm nghề –  người đã mất, những người còn thì đã lớn tuổi và cũng rời nghề.

Bà Sinh có năm người con, nhưng vì điều kiện kinh tế nên có những người đi làm ăn xa và lập nghiệp ở miền đất khác, những người gắn bó ở địa phương cũng làm các công việc khác. Việc duy trì làm nồi đất của gia đình là không thể thực hiện được.

Giờ đây, bà Sinh và các cao niên trong làng với nỗi niềm trăn trở rằng nghề làm nồi đất bị thất truyền trên vùng đất mà nó sinh ra, một thời rất phồn thịnh./.

Tuyên Nguyễn

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang