Trầm cảm cười sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại.

(ĐHVO). Tưởng rằng cười là mang lại sự vui vẻ hạnh phúc trong tâm hồn, trong cuộc sống. Tuy nhiên, người mắc bệnh trầm cảm cười, trông có vẻ bình thường hạnh phúc nhưng không ai biết điều gì đang ẩn giấu sau nụ cười đẹp đẽ đó. Để giúp họ vượt qua, người thân cần biết được dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh và phương pháp điều trị để đồng hành, hỗ trợ và chăm sóc họ.

Trầm cảm cười là gì chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài. Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thường xuyên mệt mỏi, hoảng loạn.

Những người mắc “trầm cảm cười” thường trông có vẻ rất vui vẻ bởi vì họ thường giấu kín về việc bản thân bị trầm cảm. Cho dù bạn là bệnh nhân của “trầm cảm cười”, hay người thân của bạn, thì việc am hiểu về “trầm cảm cười” vẫn sẽ giúp bạn đưa ra được hướng giải quyết hiệu quả.

Hầu hết người bị trầm cảm cười luôn che đậy vẻ ngoài, bằng một hình ảnh hạnh phúc mặc dù bên trong đang trải qua nhiều nỗi buồn. Đây là điều làm cho hình thức trầm cảm này trở nên đặc biệt, bởi dường như không ai có thể biết bạn trầm cảm, ngoài trừ chính bản thân. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể có ở những người mắc “trầm cảm cười”:

(Ảnh Internet)

Thay đổi cảm giác thèm ăn: Trong khi một vài người trở nên ăn uống vô độ khi bị trầm cảm thì một số khác lại mất cảm giác thèm ăn. Và do đó thường dẫn đến sự thay đổi về cân nặng.

Thay đổi về giấc ngủ: Một số người gặp vấn đề với việc ra khỏi giường khi bị trầm cảm vì họ chỉ muốn ngủ cả ngày. Một số khác thì lại không thể ngủ và họ có thể sẽ mắc phải chứng mất ngủ hay có sự thay đổi lớn trong thói quen ngủ của mình, ví dụ như thức đêm và ngủ ngày.

Cảm thấy tuyệt vọng: tội lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng và thấy tuyệt vọng về mọi thứ là điều thường thấy ở họ.

Mất hứng thú với những hoạt động: những người trầm cảm mang “nụ cười giả tạo” có thể sẽ không còn thấy thích thú những hoạt động họ thường tham gia nữa.
Ngoài những triệu chứng này, những người có “nụ cười giả tạo” có thể là những người trầm cảm chức năng cao (high-functioning): Họ vẫn có thể một công việc ổn định, tiếp tục duy trì hoạt động trong gia đình và cả đời sống xã hội. Bề ngoài họ khiến bạn nghĩ rằng họ rất tích cực và hài lòng với cuộc sống. Người sở hữu những nụ cười che giấu đó có thể được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm với những đặc điểm khác lạ (vẻ ngoài vui vẻ không phải đặc điểm thông thường của những người trầm cảm).

Cũng giống như những loại trầm cảm khác, “trầm cảm cười” cũng có thể chữa được. Phương pháp chữa có thể bao gồm cả thuốc, tư vấn tâm lý và thay đổi phong cách sống (ví dụ như chế độ ăn và việc tập thể dục). Nếu bạn nghĩ có thể mình mắc chứng trầm cảm, hãy nói với bác sĩ của bạn. Hãy giải thích rằng bạn cảm giác không còn là chính mình dạo gần đây và miêu tả một số triệu chứng mà mình đang phải trải qua. Người khám cho bạn có thể loại trừ những vấn đề tâm lý có thể gây nên những triệu chứng của bạn và có thể hướng dẫn bạn tới gặp những người chữa trị khác, ví dụ như bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ trị liệu. Với nhiều người trầm cảm cười không muốn thừa nhận họ bị trầm cảm, vì sợ nhận phải ánh mắt của mọi người. Do đó, hãy cho họ biết, bạn luôn yêu thương và ủng hộ họ, dù có bất kỳ điều gì xảy ra.

Trầm cảm cười nói riêng và trầm cảm ẩn nói cũng được coi là sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại, bởi con số thống kê cho thấy, tỷ lệ dân số mắc bệnh này ngày càng tăng. Cho đến nay, có khoảng 350 triệu người trên thế giới bị trầm cảm và theo dự đoán của WHO, năm 2020, nó sẽ đứng thứ 2 trong số các bệnh phổ biến trên toàn cầu.

Ngọc Châm

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang