Trách nhiệm hình sự đối với người rối loạn loạn thần – người khuyết tật thần kinh, tâm thần

(ĐHVO). Rối loạn loạn thần là một bệnh lý rối loạn thần kinh nghiêm trọng, là tình trạng mà người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình, không tự phán đoán hay suy nghĩ được việc mà bản thân đã và sẽ làm, sẽ không thể tự suy xét và điều khiển được cảm xúc (được coi là một dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần). Vậy người rối loạn loạn thần khi phạm tội giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không và sẽ bị xử lý như thế nào?

Xin bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.

(Ảnh minh họa)

Bạn đọc hỏi: Bố tôi (ông D) là người khuyết tật nặng vừa bị bệnh rối loạn loạn thần (do chất kích thích) hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Bố tôi và hàng xóm A có uống rượu say, do có hiểu lầm bố tôi đã tay túm vào cổ áo phía sau của anh A  kéo lại làm cho anh A bị mất thăng bằng ngã ngồi uống nền nhà, vùng đỉnh đầu trái đập vào tường nhà. Anh A đã tỉnh lại và sinh hoạt bình thường cho tới ngày hôm sau anh A đã tử vong. Cho tôi hỏi, bố tôi có phải chịu hình phạt tù không?

Trả lời:

Th.S LS Nguyễn Hồng Liên – Thành viên Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt đưa ra ý kiến giải đáp vấn đề trên như sau:

Rối loạn loạn thần được xếp vào nhóm bệnh lý rối loạn thần kinh nghiêm trọng, người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình, không tự phán đoán hay suy nghĩ được việc mà bản thân đã và sẽ làm, người bệnh cũng sẽ không thể tự suy xét và điều khiển cảm xúc của bản thân như những người bình thường.

Theo đó, thì bố bạn được xác định là dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần khi có đặc điểm như rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. (Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ/CP).  Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp giấy xác nhận  khuyết tật của ông D.

Người mắc bệnh tâm thần giết người có bị ở tù hay không?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 có quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, có 03 trường hợp có thể xảy ra đối với trường hợp của bạn:

– TH1: Ông D trong khi đang mắc bệnh rối loạn loạn thần làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà ông đã thực hiện.

– TH2: Ông D trong khi đang mắc bệnh rối loạn loạn thần làm hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

– TH3: Ông D khi đang mắc bệnh rối loạn loạn thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì ông D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.

Do đó, để xác định chính xác Ông D có mắc bệnh rối loạn loạn thần hay không, có mất khả năng nhận thức và điều khiến hành vi hay không, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 (Theo Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017) yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định.

Kết luận giám định là căn cứ để các cơ quan tố tụng xem xét trách nhiệm hình sự của người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội.

– Người thực hiện hành vi phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự nếu tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người đó có kết luận giám định pháp y tâm thần của Hội đồng giám định pháp y về tâm thần kết luận họ đang mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Lúc này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

– Người thực hiện hành  vi phạm tội có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận rằng họ chỉ bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự chứ không phải mất năng lực trách nhiệm hình sự.

Vậy, nếu ông D được giám định là bị bệnh Rối loạn loạn thần do rượu. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội ông D bị bệnh Rối loạn loạn thần do rượu, hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi. Và tại thời điểm hiện tại, ông D bị bệnh Rối loạn loạn thần do rượu giai đoạn khỏi bệnh, đủ khả năng nhận thức và đủ khả năng điều khiển hành vi thì ông D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự do ông D gây ra.

Căn cứ Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định xử phạt về tội vô ý làm chết người như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Như vậy, với trường hợp trên của ông D, ông D có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có kết luận của giám định pháp y và tuyên bố của tòa án. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự ông D phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội giết người theo khung định mức trách nhiệm tại các điều khoản trên.

Hồng Thái

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang