Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

(DHVO) Bệnh truyền nhiễm là các căn bệnh có tính lây lan cao từ vật sang người hoặc người sang người. Do đó, việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng và điều này cũng được quy định rõ trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Trong Luật phòng, chống bênh truyền nhiễm 2007 đã quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức  trong việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Điều 7 của Luật này. Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo chống dịch. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thì có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong nước và nước ngoài tại Việt Nam cũng có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật.

Phòng, chống bệnh truyền nhiễm là trách nhiệm của mọi công dân (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 cũng nêu rõ các nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể như sau:

Một là, lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Hai là, thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

Ba là, công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

Bốn là, chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

Đồng thời, chính mỗi cá nhân đều nên tự nâng cao sức khỏe bản thân, để góp phần làm giảm thiểu sự lây lan của các dịch bệnh. Bởi khi cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng cùng hẹ miễn dịch tốt sẽ có thể ngăn chặn được nhiều loại virus gây bệnh cho cơ thể.

Minh Hằng

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang