TP. Hồ Chí Minh: Nhiều chính sách, dự án giải quyết việc làm cho người khuyết tật

(ĐHVO). Thời gian qua, chính quyền và các ngành chức năng, các tổ chức xã hội tại TP. Hồ Chí Minh đã có những chính sách, dự án thiết thực nhằm giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Mới đây, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) hợp tác với Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh (HASPDO) đã khởi động dự án “Thúc đẩy môi trường thuận lợi cho thanh niên khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm bền vững” do Citi Foundation tài trợ.

Hội thảo “Hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho Người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Ảnh: Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ dự án này, Hội thảo “Hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho Người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh” với sự tham dự của hơn 60 đại biểu đến từ các ban ngành, tổ chức và doanh nghiệp, đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng nhằm xây dựng một mạng lưới hỗ trợ, làm việc và thúc đẩy việc dạy nghề, việc làm cho thanh niên khuyết tật.

Mục tiêu của dự án “Thúc đẩy môi trường thuận lợi cho thanh niên khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm bền vững” sẽ tiếp cận và hỗ trợ 300 thanh niên khuyết tật có độ tuổi từ 16-24 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh, thực hiện các hoạt động thúc đẩy làm tăng khả năng làm việc của nhóm thanh niên khuyết tật ở các cấp độ khác nhau.

Trong khuôn khổ dự án có các hoạt động như: phát triển một cách có hệ thống các tài liệu nâng cao năng lực cho thanh niên khuyết tật phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; hỗ trợ thanh niên khuyết tật xác định con đường nghề nghiệp và tiếp cận với các khóa đào tạo kỹ năng có chất lượng và được kết nối việc làm phù hợp với nhu cầu và khả năng; và tăng cường sự tham gia với các bên liên quan như thanh niên khuyết tật và gia đình, người sử dụng lao động, giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan chính phủ để mở rộng và tăng cường hợp tác và hỗ trợ việc làm cho thanh niên khuyết tật.

Thông tin từ Phòng Bảo trợ Xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho thấy, trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 64.500 người khuyết tật, trong đó có gần 60.000 người đã xác định mức độ khuyết tật. TP. Hồ Chí Minh cũng là địa phương được đánh giá cao về các chính sách chăm lo cho người khuyết tật, trong đó có công tác hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Theo thống kê, trong năm 2022, toàn Thành phố đã tổ chức dạy nghề cho hơn 333 người; giới thiệu việc làm cho 435 người khuyết tật và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 72 lượt doanh nghiệp, tuyển 423 lao động người khuyết tật.

Sàn giao dịch việc làm trực tuyến ưu tiên người khuyết tật thuộc Trung tâm Bảo trợ – Dạy nghề và tạo việc làm (trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh) cũng đang phát huy hiệu quả trong việc giúp người khuyết tật nắm bắt thông tin, tiếp cận cơ hội việc làm một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.

Đối với phụ nữ khuyết tật trên địa bàn, chính quyền các cấp tại TP Hồ Chí Minh cùng các đoàn thể, các tổ chức xã hội đã có những chính sách cụ thể, phù hợp nhằm hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp có nhiều hoạt động thiết thực, nhân văn để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ khuyết tật trên địa bàn như chương trình phối hợp cùng Hội Người mù thành phố giai đoạn 2022-2027, hỗ trợ phụ nữ khuyết tật vay vốn phát triển kinh tế, giới thiệu việc làm, tổ chức dạy nghề, trao phương tiện sinh kế, sửa chữa và trao mái ấm tình thương, tổ chức khám chữa bệnh…

Những chính sách, dự án thiết thực đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ bớt khó khăn trong cuộc sống và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Để hỗ trợ tốt hơn nữa đối với người khuyết tật TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, thiết nghĩ bên cạnh nguồn lực Nhà nước thì cần đẩy mạnh việc xã hội hóa nhằm huy động một cách có hiệu quả sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

Nguyễn Đăng Hoan

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang